Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế [16], [45], [56]

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA (Trang 32 - 37)

1 Được nêu trong Hiệp định thực hiện Điều khoản VII của Hiệp định chung về thương mạ iv thu àế quan

1.3.1. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế [16], [45], [56]

nhập kinh tế quốc tế. [16], [45], [56]

a. Khái niệm doanh nghiệp.

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống lớn bao gồm các phần tử, các tế bào tạo nên, đó là các doanh nghiệp, các đơn vị, các tổ chức và các cá nhân tham gia các hoạt động kinh tế. Trong đó, các doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, đó là nơi diễn ra quá trình tái sản xuất và tạo nên phần lớn tổng sản phẩm quốc dân (thường chiếm từ 70-95% GDP tạo ra hàng năm của mỗi nước).

Tuy nhiên cho đến nay, vẫn có không ít cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp.

Theo định nghĩa của Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ để bán.

Theo luật Công ty Việt Nam thì doanh nghiệp là các đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh, đó là việc thực hiện một, một số hoặc tất các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 12/6/1999 xác định doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

Về việc phân loại doanh nghiệp, tuỳ theo các tiêu chí khác nhau, mà người ta phân ra thành các doanh nghiệp khác nhau. Theo ngành kinh tế có thể chia doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ; theo tính chất hoạt động thì có hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp hoạt động công ích và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; theo quy mô, chủ yếu là quy mô về vốn và lao động thì có các loại hình doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ; theo hình thức sở hữu thì có doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...

Như vậy, doanh nghiệp ở nước ta được hiểu là các chủ thể kinh doanh có quy mô nhất định với các đặc điểm chung là:

- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập chủ yếu để tiến hành hoạt động kinh doanh.

- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn (vượt quy mô của các cá thể, các hộ gia đình...). Thuật ngữ doanh nghiệp có tính quy ước để phân biệt với người lao động và hộ gia đình của họ. Đặc điểm này khác so với khái niệm doanh nghiệp ở một số nước như Pháp là coi bất cứ ai, dù là hộ gia đình chỉ có một vài người tham gia buôn bán, sản xuất thì cũng được coi là doanh nghiệp.

b. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa luôn luôn vận động. Nó cũng có một chu kỳ sống riêng, kể từ lúc thực hiện một ý đồ, suy giảm hoặc tăng trưởng, các bước thăng trầm phát triển hoặc diệt vong.

Sơ đồ 2 - Chu kỳ sống của doanh nghiệp

Q

Kết quả Pha 2a

SX- KD Pha 2b

(1) (2) (3) (4) (5) t (Thời gian)

Lúc đầu thành lập, doanh nghiệp mới hoạt động, sản phẩm của nó có doanh số bán chưa nhiều, lợi nhuận thu về chưa cao (giai đoạn 1), Tiếp đó doanh nghiệp phát triển, doanh số tăng nhanh cùng với lợi nhuận (giai đoạn 2). Sau đó doanh nghiệp đạt đến mức hưng thịnh của sự phát triển, doanh số bán và lợi nhuận đạt ở mức tối đa (giai đoạn 3). Qua giai đoạn này doanh nghiệp chuyển qua một bước ngoặt mới (phân chia ranh giới bởi điểm ngưỡng A). hoặc nó chuyển sang một giai đoạn phát

Doanh nghiệp

Tìm kiếm lợi nhuận

Tổ chức một nhóm người trong doanh nghiệp một cách có tổ chức và có cấp bâcSử dụng các nhân tố sản xuất (các yếu tố đầu vào)Sản xuất (các sản phẩm đầu ra) để bánPhân chia lợi nhuận

triển cao hơn về chất (sang pha 2a của sự phát triển); hoặc nó đi vào thế suy giảm (giai đoạn 4) và diệt vong (giai đoạn 5) được thể hiện bởi pha 2b. Theo chúng tôi, nếu nhận thức đầy đủ về chu kỳ sống của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa to lớn trong xây dựng, phát triển quản lý doanh nghiệp.

Sơ đồ 3 - Các công việc phải làm của doanh nghiệp

Qua sơ đồ trên, ta thấy doanh nghiệp có các chức năng chủ yếu sau đây: + Doanh nghiệp là tổ chức để tìm kiếm lợi nhuận.

+ Doanh nghiệp là nơi tổ chức, tụ hội một nhóm người theo luật định.

+ Doanh nghiệp là nơi xử lý, khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào với tư cách là các yếu tố cần có của hoạt động kinh doanh.

+ Doanh nghiệp là nơi tạo nên các sản phẩm đầu ra để biến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trở thành hiện thực.

+ Doanh nghiệp là nơi phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp, cho nhà quản lý doanh nghiệp, cho những người lao động, cho chủ nợ của doanh nghiệp (nếu có, như: người cho vay vốn, cho vay tài sản v.v...) cho nhà nước (dưới hình thức các khoản nghĩa vụ phải nộp), cho bạn hàng (người cung ứng phần lớn các khoản đầu vào cho doanh nghiệp), cho khách hàng (nếu có, như các chi phí bảo hành sản phẩm bồi thường ô nhiễm và huỷ hoại môi trường).

Khi thực hiện các chức năng nêu trên, doanh nghiệp thể hiện vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp là tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đem lại sự phồn vinh cho đất nước. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:

- Doanh nghiệp là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội (các hàng hoá, dịch vụ và tiện nghi xã hội), đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội, kể cả nhu cầu vật chất và tinh thần, nhu cầu trước mắt và lâu dài.

- Doanh nghiệp góp phần giải quyết một phần các nhu cầu về việc làm cho xã hội. Đây là một vấn đề hết sức nan giải và bức thiết hiện nay cũng như trong tương lai, khi mà sự phát triển của khoa học công nghệ đã từng bước tước bỏ chỗ làm việc của những người lao động với trình độ chuyên môn bất cập.

- Doanh nghiệp là nơi tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động khoa học công nghệ phát triển phục vụ đời sống của con người nếu nó hoạt động hiệu quả. Còn ngược lại, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nó sẽ không có chỗ để cho khoa học công nghệ len chân tới.

- Doanh nghiệp còn là nơi phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái. Nếu không ý thức đúng đắn và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về môi trường sinh thái thì sẽ dẫn đến các thiệt hại to lớn khác về kinh tế-xã hội do môi trường bị huỷ hoại.

Chính nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động phù hợp và thuận lợi cho các doanh nghiệp, ngược lại sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển với một trình độ ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện. Mỗi doanh nghiệp sẽ vận dụng các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị - giá cả, quy luật cạnh tranh… để qua đó không ngừng phát triển. Mỗi doanh nghiệp lớn lên sẽ đóng góp vào sự giàu mạnh của nền kinh tế quốc dân, đồng thời nó cũng phản ánh hệ thống kinh tế thị trường của đất nước vận hành thông suốt và ngày càng phục vụ đắc lực cho mục tiêu xây dựng đất nước.

Doanh nghiệp chính là những tế bào cơ bản, là đội quân chủ lực hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường chính là môi trường thể chế - kinh tế cần thiết cho sự hoạt động của doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường là quan hệ hữu cơ gắn bó như “cá với nước”, là quan hệ ràng buộc tất yếu giữa chủ thể với các điều kiện khách quan. Doanh nghiệp cần vươn lên thích ứng và đủ sức vận dụng, khai thác những điều kiện khách quan ấy phục vụ cho sự phát triển của mình. Mặt khác, Nhà nước là người đại diện cho xã hội cũng cần đảm bảo những điều kiện khách quan phù hợp - chính là tạo dựng

môi trường thể chế - kinh tế của nền kinh tế thị trường thật lành mạnh và bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động.

Như trên đã khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là sự “mở cửa” môi trường kinh tế của quốc gia, là sự “trao đổi các nguồn lực” giữa trong nước với ngoài nước theo một khuôn khổ xác định nào đó, là quá trình hội nhập môi trường thể chế - kinh tế giữa một nước với nhóm nước còn lại theo một phạm vi và nội dung nhất định, đó cũng chính là quá trình hình thành nền kinh tế thị trường quốc tế khu vực.

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, về mặt hình thức là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào một nhóm nước thông qua một tổ chức hợp tác quốc tế có tính chất khu vực theo một cam kết nào đó. Về mặt thực chất, đó là việc xây dựng môi trường thể chế - kinh tế thị trường thống nhất giữa một nhóm nước để tạo nên môi trường chung ngày càng rộng hơn và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động. Bởi vậy, không ai khác mà chính là các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ yếu, là lực lượng xung kích trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sở dĩ như vậy vì:

- Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở tầm quốc tế trên các khâu khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội mà đại biểu cho quá trình phát triển và chuyên môn hoá đó chính là các doanh nghiệp.

- Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là tạo môi trường thể chế - kinh tế tự do hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước mà vai trò trung tâm trong đó là các doanh nghiệp.

- Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế là tạo điều kiện và đòi hỏi hệ thống doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng với các đổi thay của nền kinh tế thế giới, qua đó mà nâng cao sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

Như vậy, xét trên các khía cạnh khác nhau chúng ta đều thấy doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nó là hạt nhân và lực lượng xung kích thực hiện quá trình hội nhập và do đó nó quyết định sự thành bại của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể lấy một hình ảnh đời thường để so sánh: các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường quốc gia giống như đàn cá sống trong môi trường nước ngọt, đã quen thuộc từ lâu. Khi thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, có nghĩa là môi trường sống nước ngọt trước đây đã thay đổi, có thể bổ sung các yếu tố của môi trường “nước lợ” hoặc “nước mặn” và hàng đàn cá lớn nhỏ khác cũng xâm nhập vào môi trường này. Trong điều kiện ấy, các đàn cá nước ngọt có thích ứng được với môi trường mới hay không và có cùng tồn tại, phát triển với các đàn cá lạ được không? Điều đó trước hết phụ thuộc vào khả năng tự thích ứng và vươn lên của chúng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w