Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (NTBs):

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA (Trang 25 - 28)

Để tiến tới việc hoàn thành AFTA, Điều 5 của Hiệp định CEPT còn xác định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng… trong vòng 5 năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan.

Với mục tiêu được đưa ra theo Hiệp định, năm 1995 các nước ASEAN đã thành lập Nhóm công tác về vấn đề các hàng rào phi thuế quan để xác định và xây dựng chương trình huỷ bỏ các hàng rào phi thuế quan ảnh hưởng đến thương mại khu vực. Dựa trên kết quả làm việc của Nhóm công tác, các nước đã xác định nhiều biện pháp ảnh hưởng rộng và chủ yếu đối với thương mại hàng hoá trong khu vực ASEAN là phụ thu haỉ quan và các hàng rào cản trở thương mại (TBT). Năm 1995, phụ thu hải quan được áp dụng trên 2683 dòng thuế và các hàng rào cản trở thương mại (bao gồm cả các yêu cầu về đặc điểm sản phẩm) ảnh hưởng tới trên 975 dòng thuế của các nước. Trên cơ sở đó, tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ tám, các nước ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn loại bỏ các hàng rào cản trở thương mại là hết năm 2003.

Bảng 2 - Các hàng rào phi thuế quan phổ biến nhất của ASEAN theo dòng thuế Hàng rào phi thuế quan Số dòng thuế bị ảnh hưởng

Phụ thu hải quan 2683

Phụ phí 126

Nhập khẩu theo kênh độc quyền 65

Các hàng rào cản trở thương mại (TBT) 568

Yêu cầu về đặc điểm sản phẩm 407

Các yêu cầu về tiếp thị 3

Các qui định kỹ thuật 3

Nguồn: Ban Thư ký ASEAN (Năm 1995)

Cùng với nhóm công tác về vấn đề các hàng rào phi thuế quan, các cơ chế tổ chức khác cũng được giao nhiệm vụ tham gia vào thực hiện mục tiêu này trong lĩnh vực cụ thể. Uỷ ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ) hỗ trợ cho việc thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật và các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Hội nghị các quan chức cấp cao trong nông và lâm nghiệp (SOM AMAF) đảm nhiệm việc loại bỏ các hàng rào về kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp.

ACCSQ đã đưa ra 20 nhóm sản phẩm để ưu tiên hài hoà tiêu chuẩn ASEAN, đó là:

1. Điều hoà không khí

2. Tủ lạnh 3. Radio 4. Điện thoại 5. TV 6. Thiết bị Video 7. Mạch in

8. Các loại máy phát điện

9. Màn hình và bàn phím máy tính

10. Thạch anh điện – từ

11. Đi ốt

12. Linh kiện TV và radio

13. Loa và linh kiện loa

15. Tụ điện

16. Điện trở

17. Chuyển mạch

18. Đèn hình

19. Găng tay cao su

20. Bao cao su

Nhận thức được tầm quan trọng của các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong việc loại bỏ các hàng rào cản trở, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 tháng 12/ 1998. Căn cứ theo Hiệp định, cho đến nay 3 nhóm công tác về hài hoà tiêu chuẩn các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, điện và điện tử đã được thành lập và đi vào hoạt động. Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, 14 sản phẩm đã được các nước ưu tiên để hài hoà tiêu chuẩn, bao gồm: gạo, xoài, dừa, lạc, bắp cải, hạt tiêu đen, hành, cam, cà phê, dứa và chuối… Các nước ASEAN cũng đã hài hoà tiêu chuẩn đối với hàm lượng còn lại tối đa của thuốc trừ sâu sử dụng cho rau quả để thúc đẩy trao đổi buôn bán mặt hàng này trong khu vực.

Các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại khu vực ASEAN có thể nói là rất đa dạng và tạo ra nhiều trở ngại, nó có thể làm giảm đáng kể, thậm chí triệt tiêu các ý nghĩa của việc cắt giảm thuế quan. Do đó, vấn đề loại bỏ các hàng rào phi thuế quan được các nước ASEAN rất chú trọng trong quá trình thực hiện AFTA.

1.2.5. Một số lĩnh vực hợp tác khác trong ASEAN có liên quan với AFTA[8], [30], [32], [46] [8], [30], [32], [46]

a. Hợp tác trong lĩnh vực hải quan

Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu theo Chương trình CEPT, các nước ASEAN đã nhất trí cùng nhau hợp tác trong các lĩnh vực sau:

- Thống nhất biểu thuế quan:

Do mỗi nước thành viên ASEAN đang sử dụng Biểu thuế quan theo Hệ thống hài hòa (HS) khác nhau, các nước ASEAN đã quyết định thống nhất Biểu thuế quan ASEAN ở mức 8 chữ số. Biểu thuế quan chung ASEAN (AHTN) này sẽ

gồm khoảng 10.000 dòng thuế và sẽ được thực hiện từ ngày 1/1/2003. Đối với Việt Nam, ta sẽ bắt đầu thực hiện AHTN từ ngày 1/7/2003.

- Thống nhất hệ thống tính giá hải quan:

Các nước thành viên ASEAN (trừ Việt Nam chưa là thành viên của GATT/WTO) đã cam kết trong Vòng đàm phán Uruguay của GATT vào năm 2000 sẽ thực hiện phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT1. Đối với Việt Nam, Chính phủ đã đồng ý việc áp dụng tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá tính thuế hải quan (ACV) của Tổ chức Thương mại thế giới bắt đầu từ 1/7/2001 đối với tất cả hàng hóa có xuất xứ ASEAN (tức là áp dụng đối với hàng hóa sử dụng mẫu D có xuất xừ từ ASEAN). Việc áp dụng tính thuế nhập khẩu theo trị giá hải quan sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư, thương mại và dịch vụ phát triển, đảm bảo cho trị giá tính thuế phản ánh đúng nhất, sát thực nhất với giá mua bán thực tế và hạn chế thấp nhất thất thu thuế cho ngân sách quốc gia.

- Xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan và thống nhất thủ tục hải quan: Do có sự khác biệt giữa hàng hóa được hưởng ưu đãi theo Chương trình CEPT và các hàng hóa khác như tiêu chuẩn về hàm lượng xuất xứ, mức thuế suất, các nước ASEAN đã nhất trí đơn giản hóa và thống nhất thủ tục hải quan và xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan dành cho các hàng hóa thuộc diện được hưởng ưu đãi theo Chương trình CEPT như:

+ Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hóa thuộc diện CEPT: tất cả các hàng hóa giao dịch theo Chương trình CEPT trước tiên bắt buộc phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D (Form D) để xác định mặt hàng đó có ít nhất 40% hàm lượng ASEAN. Sau đó, hàng hóa này phải được hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu (Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập khẩu). Do các tờ khai hải quan của các nước thành viên tương tự giống nhau nên thủ tục được đơn giản hóa, gộp 3 loại Tờ khai trên thành một Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hóa CEPT;

+ Thủ tục xuất nhập khẩu chung: để xây dựng thủ tục xuất nhập khẩu chung trong ASEAN, các nước thành viên ASEAN nhất trí áp dụng chung các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu, giám định hàng hóa, giấy chứng

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w