b. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành [20], [21], [23], [34]
1.4.4. Những bài học rút ra đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào AFTA
vào AFTA
Việt Nam có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khối AFTA thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người thấp, công nghệ lạc hậu. Qua khảo sát 5761 doanh nghiệp Nhà nước, các thiết bị lạc hậu 2-3 thế hệ, trong ngành đường sắt, đường bộ, đóng tàu, thiết bị lạc hậu 3-5 thế hệ so với các nước trong khối AFTA. Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khoảng 80% dân số sống ở nông thôn. năng suất lao động chỉ bằng 30% của thế giới, 50% doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm, 25% doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm, 25% doanh nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm trở lên. Mức tiêu hao nhiên, nguyên liệu gấp 1,5-2 lần so với thế giới, thị trường vốn chậm phát triển...Vì vậy tiến trình hội nhập vào AFTA của Việt Nam nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào quá trình cải cách kinh tế trong nước. Tuy vậy, tiến trình hội nhập này cần coi trọng những chủ yếu điểm sau đây:
Quá trình hội nhập vào AFTA là một quá trình cải cách cơ cấu kinh tế có hiệu quả trong đó bổ sung cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia là giai đoạn đầu của sự hội nhập và giai đoạn tiếp sẽ là giai đoạn cạnh tranh kinh tế quyết liệt giữa các quốc gia và tiếp theo nữa là giai đoạn “hoà trộn” của hai quá trình kinh tế này. vì vậy, trong giai đoạn đầu của hội nhập, Việt Nam cần chú trọng đến xuất nhập khẩu những mặt hàng , những sản phẩm tạo điều kiện bổ sung kinh tế giữa các quốc gia như xuất khẩu gạo, dầu mỏ, thiếc và nhập khẩu các loại linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô...
Thực hiện cắt giảm thuế nhanh các mặt hàng trong quan hệ mậu dịch của khối vì tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam còn nhỏ bé cả với thế giới và trong khối. Trong danh mục các mặt hàng của tiến trình cắt giảm thuế của Việt Nam trong năm 1996 có 57% mặt hàng có mức thuế từ 0-5% và hơn một nửa trong số này có thuế suất 0%. Nghĩa là với số mặt hàng này Việt Nam đã hoàn tất việc cắt giảm thuế quan. Số mặt hàng có mức thuế đến 20% chỉ chiếm tỷ trọng 17-21%. Vì vậy, việc cắt giảm thuế quan sẽ không tác động gì lớn đến nguồn thu ngân sách. Tất nhiên, việc cắt giảm thuế quan này cần thực hiện trên cơ sở cải cách cơ bản hệ thống thuế trong nước. Tích cực tiến hành cải cách hệ thống thuế trong nước để thu lại phần thuế thất thu.
Cải cách thuế cần thực hiện một cách “ráo riết” và Việt Nam nên thực hiện cắt giảm thuế nhanh sau khi đã áp dụng hệ thống thuế mới từ 3-6 tháng. Nghĩa là, từ nay đến năm 1998, việc cải cách hệ thống thuế của Việt Nam cần được hoàn tất. Cần chú trọng thích đáng đến việc áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) thay cho thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại hàng nhập khẩu như thuốc lá, rượu, bia, ô-tô, hàng điện tử, xăng dầu. Điều này đòi hỏi phải có sửa đổi các sắc thuế hiện thời. Năm 1998 cần được coi là một năm có tính bước ngoặt trong cải cách chính sách thuế của Việt Nam. Việt Nam cần áp dụng thuế tiêu dùng để khắc phục phần giảm thu do cắt giảm thuế. Sau khi đã có cải cách hệ thống thuế có hiệu quả. Việt Nam nên đẩy nhanh việc cắt giảm thuế theo tiến trình của AFTA mà không cần phải kéo dài đến năm 2006.
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đặc biệt là việc ban hành “Quy chế đầu tư ra nước ngoài” để các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động đầu tư ra nước ngoài trước hết là trong khối AFTA. Đồng thời cần tích cc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thu hút công nghệ của các thành viên AFTA dưới hình thức liên doanh, liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ cũng như từng bước tạo ra nền tảng công nghệ, hiện đại hoá hệ thống doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên được coi trọng và “tăng tốc”.