Đánh giá hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 31 - 33)

Bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu đã được xác định trước là đáp ứng về cơ bản yêu cầu của tài liệu thầu. Văn phòng Thẩm định thầu cùng với Tổ chuyên gia giúp việc sẽ là những người tham gia đánh giá, so sánh, xếp hạng các đơn thầu theo thứ tự sau:

Bước 1: Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

Bước 2: Đánh giá chi tiết, xếp hạng các hồ sơ dự thầu

Bước 1-Tổ chức đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

Trong bước này bên mời thầu sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu và tổng hợp số liệu chủ yếu trong một bảng đánh giá. Những hồ sơ dự thầu nào không bảo đảm tính hợp lệ như: không nộp bảo lãnh dự thầu theo yêu cầu, không đủ chữ ký trong hồ sơ theo quy định ... đều bị loại bỏ. Những hồ sơ dự thầu đạt được yêu cầu về việc đảm bảo tính hợp lệ sẽ được đưa vào đánh giá chi tiết.

Bước 2- Tổ chức đánh giá chi tiết, xếp hạng các hồ sơ dự thầu dựa trên các chỉ tiêu sau:

 Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

+ Năng lực kỹ thuật: sản phẩm kinh doanh chủ yếu, số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn, khả năng chế tạo...

+ Năng lực về tài chính và kinh doanh: tổng tài sản hiện có, doanh thu và lợi nhuận trong những năm gần đây nhất.

+ Kinh nghiệm: năm thành lập, số hợp đồng tương tự đã thực hiện.

+ Khả năng đáp ứng các yêu cầu về công nghệ, chất lượng thiết bị và tính năng kỹ thuật đã nêu trong hồ sơ thầu.

+ Đặc tính kinh tế kỹ thuật, mã hiệu của thiết bị được chào, tên hãng và nước sản xuất.

+ Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng thiết bị.

+ Khả năng lắp đặt thiết bị, năng lực cán bộ kỹ thuật.

+ Khả năng thích ứng về mặt địa lý, tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết.

Ví dụ 1: Công ty MJC (thuộc TCT-DKVN) muốn đấu thầu mua tàu dịch vụ phục vụ việc khai thác ở lô 05-1b giếng Thanh Long.

Nội dung yêu cầu kỹ thuật đối với tàu dịch vụ

Dự án: Mua tàu dịch vụ dầu khí phục vụ giếng khoan Thanh Long bắc-1X, lô 05- 1b.

Chủ đầu tư: công ty MJC, trụ sở 21 Lê Quý Đôn, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

* Số lượng, nguồn gốc:

+ Số lượng: 2 tàu chở dầu. + Nước sản xuất: Tây Âu, Mỹ. * Chất lượng, năm sản xuất, công nghệ:

+ Chất lượng: nêu rõ tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã đăng ký. + Năm sản xuất: 1997 đến nay.

+ Công nghệ: Tàu phải sản xuất theo công nghệ mới, có bản chứng nhận cụ thể.

* Các yêu cầu kỹ thuật

Do đặc điểm về thời tiết ngoài khơi Việt Nam có gió mạnh nên công ty MJC yêu cầu tàu dịch vụ phải có những tiêu chuẩn sau:

+ Một tàu có sức kéo 140 MT và một tàu có sức kéo 125 MT. + Phải có ít nhất 1 chân vịt trước và 1 chân vịt sau hoạt động. * Các điều kiện khác

+ Phải đảm bảo công tác hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa sự cố đơn giản cho tối thiểu 5 nhân viên trong thời gian tối thiểu 5 ngày. Sau khoá hướng dẫn phải có chứng chỉ của Nhà nước cấp đối với học viên.

+ Cung cấp đủ phụ tùng thay thế theo yêu cầu. + Dụng cụ sửa chữa cần thiết đi kèm.

Giám đốc công ty MJC

(ký và đóng dấu)

Công ty MJC đã gửi thư mời thầu dến 15 công ty nhưng chỉ có 9 công ty đồng ý tham gia dự thầu và gửi hồ sơ dự thầu để công ty tiến hành xem xét hồ sơ chi tiết kỹ thuật trước. Đây đều là những công ty có tên tuổi trên thị trường tàu dịch vụ và công ty MJC có thể yên tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 31 - 33)