Kết quả đấu thầu thiếu khách quan

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 48 - 49)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN

2.2-Kết quả đấu thầu thiếu khách quan

2. Những tồn tại trong quy trình đấu thầu quốc tế 1 Khả năng thực tế của các nhà thầu Việt Nam

2.2-Kết quả đấu thầu thiếu khách quan

Thứ nhất, tổ chức đấu thầu còn mang tính hình thức thiếu hiệu quả. Một số cuộc đấu thầu được thực hiện tuỳ tiện và tỏ ra thiếu khách quan, công bằng trong đánh giá, xét thầu làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu. Việc đấu thầu chỉ là hình thức hợp pháp hoá theo quy chế đấu thầu để trình cấp trên phê duyệt. Các hiện tượng như mua bán giá thầu, ngầm liên kết, móc ngoặc các đối tượng dự thầu để ép giá hoặc nâng giá, dùng xảo thuật từ ngữ, điều khoản mềm để có thể tăng chi phí. Trong trường hợp TCT có quen biết một nhà thầu thì khi triển khai quy trình đấu thầu thường dùng các xảo thuật khiến các nhà thầu khác bị thua.

Thứ hai, hiện tượng đấu thầu còn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư thường do phía nước ngoài thao túng, gây bất lợi cho phía Việt Nam.

Để đủ vốn đầu tư xây dựng trong nước, lượng vốn ta cần đầu tư từ nước ngoài là lớn, thường từ vốn cho vay phát triển chính thức (ODA) của WB, ADB...Khi nhận vốn từ những nguồn này, phía Việt Nam đồng thời nhận nghĩa vụ tổ chức đấu thầu cạnh tranh nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả vốn đầu tư. Nhưng thực tế là ODA mà chúng ta xin được là nhờ các tập đoàn lớn. Đây là mối liên kết chặt chẽ với các mắt xích bắt nguồn từ phía nhà thầu đến người cấp vốn rồi mới đến chủ đầu tư tạo thành chu trình khép kín mà chúng ta khó cưỡng lại được. Đấu thầu nhiều khi chỉ là vỏ bọc bên ngoài còn kết quả lại hoàn toàn khác. Chúng ta không phủ nhận sự giúp đỡ của các tập đoàn trong việc xúc tiến tạo nguồn vốn đầu tư song đây không phải là mối quan hệ có đi có lại lành mạnh và tiến bộ.

Đối với các công trình bằng vốn liên doanh theo luật đầu tư phải tiến hành tổ chức đấu thầu. Trong liên doanh, do tỷ trọng vốn của bên đầu tư nước ngoài thường chiếm 70% vốn đầu tư và họ thường là người đề xướng dự án liên doanh nên họ thường nắm vai trò lãnh đạo và các cuộc đấu thầu thường do họ quyết định. Bên nước ngoài chỉ đạo đấu thầu quốc tế hạn chế và chỉ mời các nhà thầu nước ngoài. Nếu có gọi các nhà thầu Việt Nam thì họ tìm cách loại bỏ các nhà thầu Việt Nam trong vòng sơ tuyển.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 48 - 49)