Quản lý Nhà nước đối với ngành dầu khí

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 53 - 55)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN

2.5-Quản lý Nhà nước đối với ngành dầu khí

2. Những tồn tại trong quy trình đấu thầu quốc tế 1 Khả năng thực tế của các nhà thầu Việt Nam

2.5-Quản lý Nhà nước đối với ngành dầu khí

Bên cạnh những kết quả đạt được do có quy chế đấu thầu, tuy nhiên do đặc thù của ngành dầu khí, trong quá trình thực hiện các quy chế đã nảy sinh những vướng mắc cụ thể:

+ Thời gian trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dài trong khi yêu cầu công việc mang tính cấp bách (giải quyết các sự cố về giếng phun, dầu tràn, sự cố giếng khoan..).

+ Việc tuân thủ theo đúng trình tự trong quy chế đấu thầu đối với các dự án khi chỉ có duy nhất một đơn vị thực hiện (thuê máy bay, tàu bảo vệ mỏ...) hoặc công tác chuyên ngành dầu khí (khảo sát địa chất, khoan, vỡ vỉa...) dẫn tới mất nhiều thời gian làm thủ tục.

+ Việc đấu thầu sửa chữa phương tiện nổi (giàn khoan, tàu thuyền..) thực chất không thuộc hình thức mua sắm thiết bị, xây lắp theo quy chế đấu thầu trên nhưng nếu xác định theo giá trị gói thầu thì phải tuân thủ, điều đó dẫn đến khó khăn trong triển khai, đặc biệt là việc đáp ứng các điều kiện mời thầu như lập hạng mục sửa chữa, dự toán sửa chữa, giải quyết phát sinh trong quá trình sửa chữa. Một số hợp đồng sửa chữa tàu thuyền, giàn khoan trong quá trình thực hiện có tỷ lệ phát

sinh cao (20- 30%), thời gian sửa chữa dài. TCT cần có cơ chế đặc biệt trong việc ký kết các hợp đồng sửa chữa phương tiện nổi, công trình biển để vừa giám sát, đồng thời hạn chế các phát sinh trong thời gian thực hiện hợp đồng.

+ Một số loại đối tượng đấu thầu chưa được đề cập tới như: đấu thầu mang tính chất chuyển giao công nghệ, thuê mua vật tư tiêu hao có giá trị lớn, đấu thầu trong lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt là những loại bảo hiểm có liên quan tới tái bảo hiểm.

Hàng năm, Tổng công ty DKVN và các đơn vị thành viên ký hàng nghìn hợp đồng với giá trị hàng trăm triệu USD, nếu áp dụng quy chế đấu thầu thì kéo dài thời gian ký hợp đồng, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của ngành dầu khí. Tóm lại, quy trình tổ chức đấu thầu là một việc làm mới, mới về tổ chức mời thầu, mới về tổ chức xét chọn thầu, mới về tổ chức ký kết hợp đồng và kiểm tra thực hiện hợp đồng. Vì vậy, trong quá trình áp dụng quy trình đấu thầu hiện hành chúng ta cần phải thường xuyên rút kinh nghiệm cho các hợp đồng tiếp theo để đạt hiệu quả cao nhất và hoàn thiện quy trình đấu thầu cho phù hợp với thực tế của ngành dầu khí nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 53 - 55)