GIÁ MUA TÀU Bảng

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 38 - 44)

Bảng 12

Tên tàu Giá (tr USD) Xếp hạng

Red Rooster 1,456 1

Pacific Frontier 2,687 3

Maersk Bonavister 4,795 4

Salvana 5,564 5

(Nguồn: Thư xin ý kiến của công ty MJC gửi TCT-DKVN ngày 9/12/2000)

Theo giá chào thầu trên, ta thấy có sự chênh lệch lớn. Từ tàu được xếp hạng 1 chỉ có tổng giá là 1,456 tr USD đến tàu được xếp hạng cuối là 5,564 tr USD. Qua đây, ta cũng thấy vai trò to lớn của đấu thầu, nếu không tiến hành đấu thầu thì sự lãng phí về vốn đầu tư là rất lớn.

Trong ví dụ 2 phần trên, công ty JVPC đánh giá về mặt thương mại của các nhà thầu như sau:

Bảng 13

Tên nhà thầu Điểm kỹ thuật Giá thầu (USD)

J.Ray McDermott 78,42 điểm 19.663.588 (chưa điều chỉnh)

Nippon Steel Corp. 75,08 điểm 17.666.978 (tổng giá đã điều chỉnh)

VSP/B&R 73,38 điểm 17.064.297 (tổng giá đã điều chỉnh)

(Nguồn: Thư xin ý kiến của công ty JVPC gửi TCT-DKVN)

Như vậy là về mặt thương mại, VSP/B&R có ưu thế so với hai nhà thầu còn lại. Lúc đầu, giá của nhà thầu JRM là 18.558.838 USD song vì thiếu một vài hạng mục nên sau khi bổ sung thêm hạng mục giá là 19.663.588 USD. Công ty Nippon Steel cũng giảm 2.215.945 USD xuống còn 17.666.978 USD. Sau thời gian xem xét, đánh giá tổng hợp cả yếu tố kỹ thuật và yếu tố giá cả và một số yếu tố khác như : kinh nghiệm, uy tín và đặc biệt là sự thân quen TCT quyết định cho nhà thầu VSP/B&R thắng thầu. Đây là sự ưu tiên lớn cho công ty thành viên của Tổng công ty.

 Các chỉ tiêu khác

+Thời gian thực hiện hợp đồng + Hiệu quả độ tin cậy của thiết bị

+ Sự sẵn sàng có của dịch vụ hậu mãi và phụ tùng thay thế. + Chi phí cho đào tạo và chuyển giao công nghệ...

Các chỉ tiêu trên sẽ được lượng hoá bằng điểm hoặc bằng tiền (qua chỉ tiêu "giá đánh giá"). Nhà thầu nào có hồ sơ dự thầu đạt được số điểm cao nhất hoặc có "giá đánh giá" thấp nhất sẽ là đơn vị trúng thầu.

Kết quả xét thầu sau khi được Văn phòng Thẩm định thầu của Tổng công ty DKVN phê duyệt sẽ thông báo cho các nhà thầu.

Trường hợp tất cả hồ sơ dự thầu đều không đạt yêu cầu, bên mời thầu sẽ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép đấu thầu lại hoặc yêu cầu nhà thầu chào lại giá bỏ thầu và các điều kiện khác nếu thấy cần thiết.

* Loại bỏ hồ sơ đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại trong các trường hợp:

+ Có những lý do khách quan mà dự án phải thay đổi mục tiêu khác với dự kiến ban đầu nêu trong hồ sơ mời.

+ Tất cả các hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ dự thầu.

+ Hội đồng xét thầu phát hiện thấy có những bằng chứng cho thấy các nhà thầu có sự liên kết thông đồng, tiêu cực trong đấu thầu.

* Chào lại giá trong trường hợp:

+ Tất cả các hồ sơ dự thầu đều đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật nhưng không đáp ứng yêu cầu về mặt tài chính giá cả.

+ Các hồ sơ về mặt kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Bên mời thầu sẽ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung và điều chỉnh lại hồ sơ dự thầu trên cùng một mặt bằng kỹ thuật, sau đó chào lại giá. Tất cả yêu cầu phải thực hiện bằng văn bản.

Như ở ví dụ 1 phần trên, qua phân tích về tiêu chuẩn kỹ thuật, giá công ty tiến hành đánh giá từng tàu một để cân nhắc, lựa chọn.

 Tàu "Red Rooster": sức kéo của tàu là 125 MT, đáp ứng đựợc yêu cầu kỹ thuật, tàu được chọn. Theo chứng chỉ năm 1998 thì khả năng về sức kéo của tàu là 128 MT. Chứng chỉ này rất quan trọng vì nó phản ánh chính xác khả năng về sức kéo của tàu. Có tàu tuy sức kéo lớn nhưng không có chứng chỉ công nhận thì không có sức thuyết phục. Thêm nữa, công ty AEDC đang sử dụng một con tàu của công ty Marine thì công ty đánh giá cao chất lượng của tàu. Về mặt thương mại ta thấy giá chào của tàu rẻ nhất. Vậy tàu đã đáp ứng được tiêu chuẩn và trở thành tàu được xếp hạng cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tàu "Lady Audrey": về mặt kỹ thuật tàu đáp ứng đựoc yêu cầu còn về mặt thương mại thì giá tàu rẻ thứ hai nên tàu xếp hạng 2.

 Tàu "Pacific Frontier": đây là tàu của công ty Swire Pacific. Tuy công ty MJC chưa hợp tác với công ty Swire nhưng được biết công ty rất nổi tiếng trong lĩnh vực này. Với yếu tố thương mại tàu xếp hạng 3.

 Tàu "Maersk Bonavista": trong chiến dịch khoan trước của công ty MJC hai tàu của công ty đã làm việc tốt. Cùng với yếu tố thương mại tàu"Maersk" được đánh giá tốt và xếp hạng 4.

 Tàu "Salvana": tàu được cung cấp bởi công ty Sembawang Marine, chưa từng quan hệ với công ty MJC nên không thể chắc chắn về số liệu kỹ thuật ghi trên giấy tờ. Thêm vào đó yếu tố thương mại, tàu có giá chào hàng cao nhất, vì vậy tàu xếp hạng cuối cùng.

Theo xếp hạng của mình công ty MJC gửi thư xin ý kiến TCT-DKVN về việc lựa chọn hai tàu "Red Rooster" và tàu "Lady Audrey" cho chiến dịch khoan của mình. Nếu hai tàu có trục trặc gì thì sẽ được thay thế bởi tàu xếp hạng tiếp theo.

Trong ví dụ 2, TCT và JVPC đánh giá tổng hợp từng nhà thầu để có thể đưa ra lựa chọn thích hợp.

 Đánh giá về nhà thầu J.Ray McDermott (JRM)

+ Kinh nghiệm làm việc: Tổng công ty cho rằng: JRM chưa từng làm việc tại Việt Nam. Còn JVPC tin tưởng rằng JRM đã có kinh nghiệm làm việc ở hầu khắp các nước trên thế giới và với một hợp đồng về lĩnh vực này tại Việt Nam sẽ không là vấn đề gì đối với JRM.

+ Kỹ thuật: TCT không có gì lo lắng về vấn đề kỹ thuật của JRM.

+ Chương trình an toàn: JRM đủ khả năng thoả mãn chương trình an toàn thực hiện dự án Rạng Đông.

 Đánh giá về nhà thầu Nippon Steel Corp (NSC)

+ Vấn đề liên quan tới thiết kế/ mua bán: TCT nêu ra rằng: NSC có nhà thầu phụ, yếu tố chính của thiết kế mua sắm được giao cho P.T.Worley và điều này khiến nhà tổ chức phải giao thiết kế cho nhà thầu độc lập. Chi phí bổ sung sẽ được gộp vào giá và điều này không thoả mãn yêu cầu của TCT dầu khí Việt Nam. Hơn nữa, ngay khi phân loại thầu công ty NSC đã không chỉ ra nhà thầu phụ thiết kế.

+ Về chế tạo: cả JVPC và TCT đều có chung ý kiến rằng NSC trình bày một cách hạn chế bản đệ trình trong sản xuất chân đế, cọc. NSC không có kế hoạch thực thi đề án một cách rõ ràng và thiếu đánh giá chi tiết cho thiết bị kể cả khi JVPC đã yêu cầu.

+ Về lắp đặt: theo ý kiến của TCT thì NSC không đề cập tới vấn đề lắp đặt, chạy thử. JVPC hiệu chỉnh ý kiến của TCT là NSC đã đưa ra dự thảo sử dụng kết hợp sà lan Kuroshino cho việc này.

+ Giải pháp kết hợp: NSC sẽ sản xuất chân đế, cọc tại xưởng Batam (Indonexia). TCT chỉ ra rằng xưởng đó thành lập từ năm 1989 có ít kinh nghiệm sản xuất so với các nhà thầu khác.

+ Kinh nghiệm: TCT đánh giá VSP có đủ khả năng thực hiện lắp đặt thiết bị trên giàn, đường ống và không một nhà thầu nào có nhiều kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam như VSP. TCT lưu ý rằng B&R là công ty nổi tiếng thế giới về làm việc trên biển, việc liên doanh với VSP giúp VSP thiết kế, chuyển giao công nghệ. Điều này rất có lợi chi phía Việt Nam.

+ Khả năng kết hợp VSP/B&R: TCT cho rằng việc kết hợp giữa hai công ty này là rất tốt. B&R thiết kế, mua sắm thiết bị tại Singapore, VSP sản xuất tại Vũng Tàu giống như một hệ thống khép kín từ khâu thiết kế, mua sắm và lắp đặt. JVPC không đồng ý với ý kiến của TCT vì 2 công ty này chưa từng hợp tác với nhau về hợp đồng chìa khoá trao tay. Việc phân chia trách nhiệm về từng khâu từ thiết kế, mua sắm, lắp đặt khá phức tạp phải có hai ban quản lý dự án.

+ Vấn đề lắp đặt đường ống ngoài biển: TCT chỉ ra rằng VSP có khả năng lắp đặt đường ống trên biển theo tiêu chuẩn quốc tế API- 1104 của Mỹ, công ty VSP là công ty duy nhất không có thầu phụ trong công việc này. JVPC điều chỉnh lại là 2 nhà thầu còn lại đều là nhà thầu chính trong công việc này.

+ Khả năng hàn: VSP có kinh nghiệm hàn từ năm 1984, làm việc theo tiêu chuẩn API-1104 của Mỹ, được cấp chứng chỉ của Lloyds (Anh).

+ Khả năng lắp đặt: TCT tin là VSP có đủ khả năng lắp đặt tại mỏ Rạng Đông: khoan đầu giếng, đường ống, thiết bị khai thác.. dựa trên những thành công trước đó.

Sau khi họp bàn, xem xét, đánh giá tốn khá nhiều thời gian, JVPC đã đi đến quyết định cho nhà thầu VSP/B&R thắng thầu một phần vì liên doanh với nhà thầu là thành viên của TCT, một phần vì kinh nghiệm của VSP khi làm việc tại Việt Nam. Mặc dù, công ty J.Ray McDermott có điểm kỹ thuật cao nhất song người trúng thầu lại là VSP/B&R. Qua ví dụ này ta thấy việc không thống nhất quan điểm xét thầu giữa TCT và các công ty thành viên khiến tốn kém thời gian, chậm

hơn so với kế hoạch là 5 tháng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, TCT cần có những biện pháp cụ thể giải quyết vấn đề này.

Thường thì Văn phòng Thẩm định thầu sẽ chọn công ty thắng thầu là công ty có hồ sơ dự thầu có số điểm cao nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn đưa ra trong hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên trên thực tế không phải công ty nào có số điểm cao nhất đã trúng thầu vì trong quá trình xét chọn Văn phòng Thẩm định thầu không chỉ dựa vào điểm mà còn căn cứ vào một số yếu số khác (sự ưu tiên, uy tín..).

Như trong ví dụ ở phần 2.5 (bảng 8), có 4 nhà thầu được xét chọn trong cuộc đấu thầu về cung cấp thiết bị đầu giếng, trước khi mở thầu DRIL-QUIP có thư đề nghị giảm giá Engineer Service bằng cách không tính giá thuê trong vòng 30 ngày và giá mới là 321.860 USD nhưng vẫn không được chấp nhận vì kỹ thuật không thích ứng. Do đó công ty DKVN chọn nhà thầu ABB (SG-5) với giá 349.244 USD.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN (Trang 38 - 44)