III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
2. Về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm.
2.1. Ưu điểm
Thứ nhất: Về công tác tổ chức bán hàng và công tác quản lý bán hàng ở Công ty XNK Sỳc sản và gia cầm Hải Phũng.
Để kích thích quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời để phù hợp với khả năng thanh toán của mọi khách hàng đối với Công ty, Công ty XNK Sỳc sản và gia cầm Hải Phũng đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong đó
Đỗ Thị Thu Nguyệt Kế toán 44D Kế toán 44D
khối lượng lớn sẽ được giảm giá, hàng kém phẩm chất có thể được trả lại. Đối với đại lý, hình thức thanh toán là định kỳ bán được bao nhiêu hàng trả tiền bấy nhiêu, nếu không bán được hàng Công ty chấp nhận việc trả lại của các đại lý. Với các đại lý hợp đồng dài hạn sẽ được hưởng chính sách ưu tiên như hưởng % hoa hồng cao và có thưởng nếu bán được nhiều hàng. Công ty XNK Sỳc sản và gia cầm Hải Phũng rất coi trọng thị trường nội địa vì đây là thị trường rộng lớn, là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp khác. Nếu như thị phần của Công ty tăng lên trên thị trường này thì có thể thì nó nâng cao đáng kể được doanh thu bán hàng trong kỳ. Chính vì vậy, Công ty luôn quan tâm đến các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng như giảm giá hàng bán, chấp nhận hàng kém phẩm chất, sai quy cách bị trả lại... Việc này xét về phương diện một đơn vị thành phẩm thì sẽ giảm lợi nhuận nhưng xét trên tổng thể thì nó làm tăng khoản lợi tức cho doanh nghiệp.
Công ty đặc biệt chú trọng về quy cách, phẩm chất sản phẩm, về khối lượng thành phẩm xuất bán và về giá cả. Với phương trâm kinh doanh "lấy chữ tín làm đầu”, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, và đã tự xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước.
Thứ hai: Về kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu.
- Về chứng từ kế toán sử dụng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và thực trạng của Công ty. Việc thay đổi không viết hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho kể từ ngày 1/1/1999 phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
- Công ty XNK Sỳc sản và gia cầm Hải Phũng là một doanh nghiệp có quy mô vừa, số lượng nghiệp vụ phát sinh tương đối lớn. Công ty vừa bán hàng nội địa vừa xuất khẩu ra nước ngoài nên với một khối lượng lớn và phức tạp các hoạt động như vậy, việc theo dõi cho từng hoạt động là rất cần thiết. Công ty đã mở sổ chi tiết doanh thu, giá vốn cho thị trường trong nước và nước ngoài, từng khách hàng, nhìn
Đỗ Thị Thu Nguyệt Kế toán 44D Kế toán 44D
từng lĩnh vực, từ đó có biện pháp và phương hướng giải quyết cho phù hợp.
- Khi có các nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán vừa phản ánh vào sổ chi tiết bán hàng vừa phản ánh vào sổ chi tiết thuế. Với phương pháp ghi chép đầy đủ và khoa học như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các bước hạch toán sau này, như là việc lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra vào cuối quý để kê khai nộp thuế.
- Hiện nay Công ty có quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, tình hình thanh toán tương đối phức tạp, nhưng Công ty đã tổ chức giám sát rất chặt chẽ bằng công cụ kế toán cụ thể. Đó là Công ty đã mở sổ chi tiết "Phải thu của khách hàng" đến từng khách hàng riêng biệt. Cuối quý, căn cứ vào các sổ chi tiết TK 131 để lập Sổ tổng hợp đối chiếu công nợ nhằm thâu tóm toàn bộ tình hình thanh toán của các khách hàng. Việc làm này rất hợp lý, nó phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành và yêu cầu theo dõi công nợ của Công ty.
Do Công ty có nhiều mặt hàng với nhiều mẫu mã khác nhau, đồng thời khi tiêu thụ chúng được viết chung trên một hoá đơn theo từng lần mua của khách hàng. Do vậy, để đơn giản trong cách ghi chép và tránh cồng kềnh về sổ sách, kế toán đã ghi sổ chi tiết bán hàng theo từng chứng từ với tổng giá bán của tất cả các mặt hàng trên cùng một hóa đơn. Điều này là khoa học và hợp lý vì Công ty không tính lỗ lãi đến từng thứ thành phẩm mà tính chung cho toàn bộ lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Thứ ba: Về kế toán giá vốn hàng bán.
- Để phản ánh giá vốn hàng xuất bán, kế toán căn cứ vào bảng cân đối nhập - xuất - tồn thành phẩm và bảng cân đối nhập xuất tồn hàng gửi bán.. Còn trong bảng cân đối nhập xuất tồn thành phẩm, kế toán đã nêu rõ từng chỉ tiêu nhập xuất thành phẩm nguồn gốc từ đâu, do đó nhìn vào bảng này có thể biết được tình
Đỗ Thị Thu Nguyệt Kế toán 44D Kế toán 44D
khai thác nguồn hàng và tìm hiểu từng hoạt động liên quan đến tiêu thụ, xem loại hình nào có khả năng phát triển được để có kế hoạch cho kỳ sau.
Thứ tư: Về kế toán chi phí bán hàng.
Ở Công ty XNK Súc sản và gia cầm Hải Phòng, số lượng các mặt hàng nhiều nên kế toán không mở sổ chi tiết chi phí bán hàng theo dõi cho từng loại sản phẩm mà chỉ mở sổ theo dõi cho từng loại chi phí, nhờ đó đã hạn chế được việc ghi sổ kế toán.
2.2. Nhược điểm.
Thứ nhất: Về kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu.
- Tại Công ty, khi phát sinh các khoản làm giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, được ghi vào sổ chi tiết doanh thu và sổ chi tiết bán hàng; cuối quý, các khoản giảm trừ này cũng được tập hợp vào báo cáo tổng hợp doanh thu. Tuy nhiên, trên sổ chi tiết doanh thu và sổ chi tiết bán hàng không chi tiết từng khoản mục giảm trừ doanh thu mà chỉ ghi một cột chung là cột “Giảm trừ”. Với việc hạch toán như vậy là không chi tiết nên không kiểm soát chặt chẽ được các khoản giảm trừ doanh thu và chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
- Cách hạch toán hàng bán bị trả lại là chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành. Cụ thể:
Để hạch toán “Hàng bán bị trả lại”, kế toán ghi đảo bút toán ghi nhận doanh thu khi bán hàng. Hạch toán như vậy không làm sai lệch chỉ tiêu doanh thu thuần nhưng sẽ không thể theo dõi riêng hàng bán bị trả lại trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, đây là một khoản giảm trừ doanh thu và được theo dõi riêng trên tài khoản hàng bán bị trả lại, đến cuối kỳ, khi xác định doanh thu thuần thì tiến hành kết chuyển sang tài khoản doanh thu để ghi giảm doanh thu bán hàng.
Đỗ Thị Thu Nguyệt Kế toán 44D Kế toán 44D
cần thiết vì sổ chi tiết doanh thu có kết cấu giống hệt sổ chi tiết bán hàng, hai sổ này chỉ khác nhau ở chỗ: trong sổ chi tiết bán hàng cột “Doanh thu” được chi tiết ra thành 3 cột nhỏ với 3 chỉ tiêu là “Số lượng”, “ Đơn giá”, “Thành tiền” còn các chỉ tiêu còn lại trên 2 sổ là giống nhau. Việc mở 2 sổ như vậy là không cần thiết, thông tin cung cấp trên 2 sổ là trùng lặp lại làm tăng việc ghi chép trên các sổ kế toán, như vậy khối lượng công việc kế toán tăng lên khá nhiều.
Thứ hai: Về kế toán giá vốn hàng bán.
Công ty sử dụng phương pháp giá đích danh để tính giá xuất thành phẩm, ưu điểm của phương pháp này là cho phép tính giá chính xác giá trị hàng xuất nhưng thực tế cho thấy phương pháp này không phù hợp với tình hình xuất hàng của Công ty. Sản phẩm của Công ty gồm rất nhiều chủng loại khác nhau, tần suất nhập, xuất thành phẩm là rất cao nên việc xác định giá bán hàng ngày quả là khó đối với Công ty và việc áp dụng phương pháp tính giá đích danh dẫn đến khối lượng ghi chép kế toán rất lớn và phức tạp trong khi số lượng nhân viên kế toán của Công ty không nhiều và việc sử dụng máy tính cho công tác kế toán còn hạn chế. Hơn nữa, sản phẩm của Công ty là thực phẩm chế biến được đóng gói, đóng hộp rất giống nhau cho từng loại chủng loại sản phẩm, giá thành thành phẩm biến đổi không lớn giữa các thời kỳ, do vậy mà việc áp dụng tính giá thành phẩm xuất kho theo giá đích danh là không cần thiết.
Thứ ba: Về việc trích lập dự phòng
- Tại Công ty XNK Súc sản và gia cầm Hải Phòng, khoản "Phải thu của khách hàng" rất lớn, chiếm khoảng hơn 65% doanh thu bán hàng của Công ty và có nhiều khoản phải thu khách hàng Công ty đã không thể đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc phá sản hay giải thể. Theo chế độ quy định, để tránh những rủi ro, tổn thất có thế xảy ra trong trường hợp nợ khó đòi, Công ty
Đỗ Thị Thu Nguyệt Kế toán 44D Kế toán 44D
lập dự phòng này, khi xảy ra trường hợp khách hàng bị phá sản không có khả năng thanh toán thì Công ty không có khoản bù đắp, và khoản thiệt hại do nợ phải thu khó đòi không đòi được này được hạch toán trực tiếp vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp, lúc đó kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 642 (6426) Có TK 131
Việc hạch toán như vậy là không đúng theo quy định hiện hành.
- Mặc dù giá cả các sản phẩm, hàng hoá của Công ty dao động không lớn giữa các kỳ, giữa các năm nhưng nhiều khi một số thành phẩm tồn kho của Công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. Theo quy định, trong trường hợp hàng hoá tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhưng Công ty lại không trích lập khoản dự phòng này, Công ty đã bỏ qua sự chênh lệch giá trị của sản phẩm tồn khi ghi trên sổ kế toán và giá cả thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Thứ tư: Đối với các đại lý, để theo dõi chặt chẽ tình hình của các đại lý, kế toán "hàng gửi đại lý" đã lập bảng theo dõi từng đại lý. Song trong bảng này, cột thanh toán chỉ ghi tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT, như vậy sẽ khó theo dõi doanh thu của các đại lý và các khoản thuế GTGT. Thêm vào đó, trong sổ chi tiết theo dõi hàng gửi đại lý việc thiết kế mẫu số chưa khoa học vì ta thấy nếu tần suất nhập hàng của các đại lý càng lớn thì số cột của sổ càng nhiều (mỗi lần đại lý nhập hàng của Công ty sẽ làm cho số cột của mẫu sổ này tăng lên 3 cột), như vậy làm cho mẫu sổ rất cồng kềnh, không tiện theo dõi.
Đỗ Thị Thu Nguyệt Kế toán 44D Kế toán 44D