6.1. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó phải thực sự có hiệu quả. Để đạt được những hiệu quả ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những hạn chế của mình giúp doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu cũng như những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
Qua quá trình phân tích ta nhận thấy sau khi chịu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế, giá cả leo thang, tình hình kinh doanh của công ty đã có những dấu hiệu khôi phục rất đáng được khích lệ. Đạt được kết quả này cũng nhờ sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và sự cố gắng hết mình cho sự phát triển của công ty.
Ngoài ra công ty còn thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho công nhân, các cấp lãnh đạo thường xuyên tham gia các khóa học nâng cao trình độ quản lý, nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh.
Bên cạnh đó công ty vẫn còn những mặt hạn chế như:
Chi phí sản xuất kinh doanh liên tục tăng qua các năm đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận của công ty còn thấp.
Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa cao làm cho lợi nhuận thu về không tương xứng với tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản, hệ số lãi ròng còn thấp do chi phí tăng cao làm lợi nhuận ròng còn thấp.
Khả năng thanh toán nhanh thấp do tài sản lưu động phụ thuộc quá lớn vào hàng tồn kho.
6.2. KIẾN NGHỊ