Sông Hương cô gái D i gan phóng khoáng và man dạ

Một phần của tài liệu văn 12 từ tiết 27-50 (Trang 63 - 67)

man dại

Sông Hương - người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở

Sông Hương- người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài

Sông Hương- Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi

Sông Hương – người tình dịu dàng và chung thuỷ

Sông Hương - điêu slow tình cảm dành riêng cho Huế

Sông Hương – người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

Đọc thêm: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI (Trích) – Võ Nguyên Giáp (Trích) – Võ Nguyên Giáp

A. Mục tiêu bài học:

1. Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Kiến thức: Thấy được tình yêu niềm tự hào của tác giả đối với sông Hương, xứ Huế; Hiểu được đăc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.

- Kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại

- Thái độ: Đồng cảm, trân trọng với tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

2. Những ngày đầu của nước Việt Nam mới

- Kiến thức: Hiểu được những khó khăn nguy nan của nước Việt Nam mới trong những ngày đầu và quyết sách đúng đắn sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa đất nước và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng; Giọng văn chân thành giản dị, phù hợp với đặc điểm của hồi kí

- Kĩ năng: Đọc – hiểu hồi kí văn học theo đặc trưng thể loại

- Thái độ: Biết trân trọng và không quên những năm tháng đầy khó khăn và vinh quang của đất nước.

B. Chuẩn bị của GV-HS:

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn. - HS: SGK, vở soạn, vở ghi

C. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp độc đáo của SH?

2. Bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung chính

HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về

sông Hương trong lịch sử và thi ca

- Trong ls và trong đời thường, sông Hương đã hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến. Nhà văn đã phát hiện và lí giải về những vẻ đẹp đó của Hương giang như thế nào?

- Là dòng sông bảo vệ biên thuỳ “dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung đại”.

- Là dòng Linh Giang (dòng sông thiêng) ghi dấu những thế kỷ vinh quang thuở các Vua Hùng.

- Từng soi bóng “kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.”

2. Sông Hương – dòng sông của lịch sử và thi ca:

- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc

- Trong đời thường sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng

=> lịch sử – hùng tráng và đời thường – giản dị, sông Hương tự biết thích ứng với từng hoàn cảnh, không gian và thời gian khác nhau -> dòng sông trở nên mới mẻ trong càm nhận của mọi người và có thêm vẻ đẹp mới

- “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa.”

- Vì sao sông Hương lại có thể trở thành dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ?

- Văn phong của HPNT có điểm gì nổi bật trong tác phẩm này?

- Những biện pháp nghệ thuật chính tác giả đã sử dụng trong tùy bút này?

- sông Hương lại có thể trở thành dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ .Tác giả cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại mình:

+ “Dòng sông trắng - lá cây xanh”(Chơi xuân-Tản Đà)

+ “Như kiếm dựng trời xanh”( Trường giang như kiếm lập thanh thiên-Cao Bá Quát).

+ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”(Thơ của Thu Bồn)

3. Nét đẹp của văn phong HPNT:

- Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người. - Sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này.

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ần dụ, nhân hóa.

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:

NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI (Trích Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp )

Hoạt động của GV-HS Nội dung chính

HĐ2. GV hướng dẫn hs tìm hiểu phần

tiểu dẫn trong SGK T.204

- Phần tiểu dẫn trong SGK trình bày những nội dung gì?

- Em hãy cho biết tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Nội dung cơ bản của tác phẩm? - Đoạn trích có vị trí như thế nào trong tác phẩm?

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: SGK2. Tác phẩm: 2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1970 - những năm tháng gay go của cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Tác giả hồi tưởng lại và ghi chép lại những sự kiện lịch sử trọng yếu có tính chất bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những ngày đầu năm 1970.

- Nghệ thuật: Tác phẩm viết theo thể hồi kí mang tính chân thực, biểu cảm tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của người đọc.

3. Đoạn trích:

Đoạn trích “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” là chương XII của tập hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” (do nhà văn Hữu Mai thể hiện, tên bài do người biên soạn đặt)

HĐ3. GV hướng dẫn hs đọc thêm

=> Mục đích của tác giả: Nhấn mạnh những khó khăn trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới -> nhấn mạnh và khẳng định sự nỗ lực, sáng suốt của Đảng, nhà nước đứng dầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân để vượt qua những khó khăn đó.

- Nghệ thuật thể hiện hồi kí trong phần trích này có gì đặc biệt?

III. Hướng dẫn đọc thêm:

1. Giới thiệu Tg(Sgk) 2. Vị trí đoạn trích( Sgk) 3.Nội dung.

- Đất nước trước những khó khăn thử thách cả về thế và lực

-Những quyết sách đúng đắn của Đ, chính phủ và chủ tịch HCM: củng cố, giữ vững chính quyền cm, giải tán hệ thống quan lại, đập tan chính quyền thực dân, tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra Quốc dân đại hội.

- Mối quan hệ giữa đất nước và nd, lãnh tụ và quần chúng

4. Nghệ thuật của đoạn trích:

- Tác giả chỉ kể lại những sự kiện lịch sử có tính khái quát tổng thể.

- Tính chân thực của sự kiện, cảm hứng tự hào, giọng văn giản dị

5. Ý nghĩa

- Những khó khăn gian khó của đất nước VN mới trong những ngày đầu; nhuãng quyết sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng, chính phủ và Bác Hồ; mối quan hệ khăng khít giữa đn và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng.

3. Củng cố: GV hướng dẫn HS củng cố nội dung chính của bài:

Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên, dưới góc độ văn hóa, gắn liền với những sự kiện lịch sử. Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

4. Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông . Viết cảm nghĩ về đoạn văn anh /chị yêu thích nhất. cảm nghĩ về đoạn văn anh /chị yêu thích nhất.

Một phần của tài liệu văn 12 từ tiết 27-50 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w