- Môi trường: Môi trường ở giai đoạn này có thể chuẩn bị theo 2 cách như sau:
Chương 4: CHƯNG CẤT VÀ TINH CHẾ CỒN ETYLIC
4.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TINH CHẾ RƯỢU THÔ: 1 Tạp chất rượu thô và phân loại tạp chất:
4.2.1. Tạp chất rượu thô và phân loại tạp chất:
Rượu thô thu được sau khi chưng cất dấm chín. Trong rượu thô có gần 50 loại tạp chất khác nhau với hàm lượng không vượt quá 0,5% so với khối lượng rượu etylic. Dựa vào tính chất hóa học của tạp chất mà chúng được chia thành 4 nhóm: aldehyd, este, rượu cao phân tử và acid. Nếu dực vào tính chất vật lý (nhiệt độ chưng cất phân đoạn), tạp chất
đó được chia làm 3 nhóm: tạp chất đầu, tạp chất cuối và tạp chất trung gian.
- Tạp chất đầu bao gồm các chất có nhiệt độ sôi thấp hơn etylic như: aldehyd acetic, etyl acetat, etyl formyat, rượu metylic…..
$"
Khi tinh chế thì tạp chất aldehyd acetic khó tách hơn cả vì nó có khả năng hòa tan trong rượu etylic ở thể hơi lẫn thể lỏng.
Trong sản xuất, các tạp chất đầu được tách ra ở sản phẩm đầu nên gọi là rượu đầụ - Tạp chất cuối là các tạp chất có nhiệt độ sôi cao hơn rượu etylic và khó bay hơị Tạp chất cuối bao gồm các rượu cao phân tử như: amylic, isomalic, isobutylic, propylic….Các tạp chất này ít hoặc không hòa tan trong nước, nên gọi là dầu fusel hay còn gọi là dầu rượu tạp.
- Tạp chất trung gian là những chất phụ thuộc vào nồng độ rượu và tính chất vật lý của các tạp chất mà có thể cùng bay hơi với các tạp chất đầu hay ở lại với các tạp chất cuốị
Khi nồng độ rượu thay đổi thì độ bốc hơi của các tạp chất này thay đổi, do đó chúng có thể vừa là tạp chất đầu vừa là tạp chất cuốị Vì vậy tạp chất trung gian khó tách ra khỏi rượu etylic khi tinh chế, các tạp chất trung gian bao gồm: etyl isobutyrat, etyl isovalerat….
Đặc tính và tạp chất có trong rượu thô phụ thuộc vào nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu sử dụng, phương pháp sản xuất và thiết bị công nghệ, nhất là thiết bị chưng cất, tinh chế.
Rượu thô nhận được từ nguyên liệu rỉ đường có chất lượng kém hơn so với rượu thô nhận được từ ngũ cốc và khoai tâỵ