II. THÀNH TÍCH:
CEOVN: Giản Tư Trun g Pace
Con người anh có một ma lực kỳ lạ. Một sức nóng dễ dàng lan toả bầu nhiệt huyết sôi sục sang những người xung quanh. Khả năng tập trung cao độ mọi suy nghĩ của mình về một hướng nhằm biến những điều không thể thành có thể đã đưa anh lên tầm “hiện tượng” xã hội. Anh thường làm những công việc chẳng giống ai. Và cho đến thời điểm này, giấc mơ ngông cuồng nhất của con người kỳ lạ này chính là: một ngày không xa, sẽ xuất khẩu giám đốc Việt Nam ra thế giới!Giản Tư Trung – Anh là ai?
Là ông giám đốc bước chân ra ngõ lên ô tô? Là anh nhân viên quèn với đồng lương ba cọc ba đồng? Là một thợ sơn lao động thủ công? một sinh viên đại học xuất sắc? hay một giảng viên đứng lớp với thù lao cao nhất Việt Nam?... Mọi chức danh đều đúng với Giản Tư Trung bởi anh đã từng kinh qua tất cả các vị trí. Từ thương trường, quan trường đến khoa trường; từ làm chủ đến làm công; từ làm cho Nhà nước, đến làm cho tư nhân, rồi ra nước ngoài học việc... Không có việc gì mà anh chưa từng thử qua, để rồi đến tận bây giờ, khi đã bước qua tuổi băm, trở thành hiệu trưởng một trường đào tạo doanh nhân uy tín, anh vẫn chưa chịu dừng lại...
Giản Tư Trung sinh ra ở một huyện nghèo khó của tỉnh Nghệ An. Mảnh đất học nổi tiếng khắp 3 miền này trở thành một vườn ươm thuận lợi cho Trung phát triển. Thời phổ thông, Trung từng nổi đình nổi đám với Giải Nhất học sinh giỏi lý toàn tỉnh. Nhưng phải đến tận khi bước chân vào đại học, ở vị trí Phó Bí thư đoàn trường, Trung mới phát huy được năng lực của mình. Tham công tiếc việc, Trung ôm đồm cả việc học của mình, việc chung của đoàn thể nhưng vẫn dành thời gian cho niềm đam mê kinh doanh không thể lý giải.
Cái giá của kẻ cầm đèn chạy trước…
Chưa có vốn, Trung lao vào làm búa xua công việc. Từ anh thợ sơn, thợ chụp hình đến anh đi buôn phim cuộn…Đến cuối năm thứ 3, tích cóp được một số vốn kha khá, Trung quyết định ra làm ăn lớn bằng việc thành lập Cơ sở sản xuất nhựa Chợ Lớn.
Không chỗ dựa, không người đỡ đầu, thiếu kinh nghiệm lại hiếu thắng, cơ sở sản xuất của Trung đứng trên bờ vực phá sản. Anh chấp nhận thất bại đầu đời một cách cay đắng. Nhưng thất bại cũng cho Trung một bài học vỡ lòng trên thương trường và anh hiểu: thế nào là kinh doanh!
Cũng may, cơ sở sản xuất nhựa của Trung rồi cũng được vực dậy. Trung thoát khỏi cái bóng ám ảnh mỗi khi thoáng nghe thấy từ “nhựa”. Anh giao lại cơ sở cho một người đồng sự và bắt đầu con đường tầm sư học đạo.
Bỏ vị trí giám đốc, Trung xách cặp làm anh nhân viên tại những tập đoàn hàng đầu thế giới để tìm hiểu sức mạnh thực sự đằng sau những công ty này là gì. Đặt mục tiêu trong 5 năm, làm việc ở 5 công ty với 5 vị trí công việc khác nhau nhưng đến công ty thứ 4, cảm thấy đã làm tạm đủ, Trung bắt tay vào thực hiện tham vọng lớn của mình.
Giấc mơ ngông của con kiến lửa
Từng thất bại, vấp ngã cay đắng rồi giành lại thành công, Trung chưa từng cạn niềm đam mê được là người tiên phong phát quang bụi rậm, “rắn rết”, mở đường đi mới. Quan niệm “nghĩ như voi, làm như kiến” đã khiến Trung vừa có được tầm nhìn xa trông rộng về mọi vấn đề, vừa không bao giờ bị bước hụt chân. Kiên trì đi từng bước chậm rãi, tha từng chút “mồi” về “tổ”, con kiến lửa Giản Tư Trung đã dần dần hiện thực hoá giấc mơ ngông xuất khẩu giám đốc bằng sự ra đời của Trường đào tạo doanh nhân PACE.
Chú trọng giá trị đào tạo thực, phủ nhận sự tồn tại của bằng cấp học vị, chương trình đào tạo của PACE tập trung nâng cấp chất xám cho các giám đốc, các chủ doanh nghiệp. Không chỉ “vá” những mảng trống trong kiến thức của họ,
PACE còn xây dựng những viên gạch móng vững chắc trong kiến thức kinh doanh của các doanh nghiệp.
Giáo trình của PACE là minh chứng rõ nhất cho xu thế hội nhập nhưng cũng là bảng vàng thành tích ghi công trạng của Trung và các đồng sự. Tỉ mẩn thuyết phục các trường đào tạo uy tín của nước ngoài cung cấp giáo trình, tỉ mẩn nhặt nhạnh những gì tinh tuý nhất, phù hợp nhất với văn hoá Việt rồi lại tỉ mẩn húc đổ 3 bức tường cực lớn ngăn chất xám đổ vào nước Việt.
Một: Việt hoá giáo trình.
Hai: Rút ngắn thời gian đào tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng (Từ 4,5 năm xuống còn 6 tháng).
Ba: Giảm chi phí đào tạo cho khoá học (Từ 100 triệu xuống không đến 1/10).
Cùng các đồng sự của mình, Giản Tư Trung đã thiết kế nhiều sản phẩm giáo dục mới lạ, made in PACE, hầu như chưa có mặt tại Việt Nam. Mỗi sản phẩm của PACE là một trí tuệ riêng, một tư tưởng, một cá tính không thể nhầm lẫn. Đây cũng là những sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất cần và rất thiếu.
Chỉ 4,5 năm sau ngày thành lập, PACE đã tạo được uy tín nhất định và thu hút được hàng ngàn học viên cả trong và ngoài nước tham gia. “Đạo” của PACE đã phát huy được hiệu quả nhất định, ít nhất là đến lúc này.
Những triết lý sống của Giản Tư Trung
* Con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính những gì mà người đó đã làm được trong cuộc đời
* Đối với tôi, chơi chính là làm những gì mình thích và làm là chơi những gì mà mình không thích. Được làm những gì mình thích là sự hưởng thụ. Tôi tận
hưởng điều đó và cảm thấy mình sinh ra là để rong chơi.
*Thước đo sự trưởng thành của một con người là trình độ tư duy nhận thức thức và sự trải nghiệm chứ không phải tuổi tác.
*Tiền là hệ quả chứ không phải mục đích của kinh doanh.
*Đừng cho người con cá, cũng đừng cho họ cần câu. Hãy cho họ động lực muốn được câu cá.
Đào tạo giám đốc điều hành (pro ceo)
Với khát vọng 15 năm sau Việt Nam có thể xuất khẩu giám đốc ra nước ngoài, anh xách va-li ra đi để rồi tìm cách mang kiến thức thế giới về Việt Nam và dựng lên PACE - một trường đào tạo giám đốc.
Từ năm 2001, tên tuổi Giản Tư Trung và Tòa nhà PACE ở số 341 Đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM đã gắn liền nhau, nổi lên như một hiện tượng trong giới doanh nhân không riêng gì ở Sài Gòn mà hầu như khắp cả nước.
Sau hơn bốn năm thành lập, đã có hàng chục ngàn doanh nhân trong và ngoài nước tìm đến với PACE để cập nhật kiến thức về quản trị và kinh doanh thông qua việc tham gia rất nhiều chương trình, chuyên đề đào tạo mà người sáng lập ra nó đã tự hào rằng: "Nhiều chương trình đào tạo chỉ ở PACE mới có".
Phi bằng cấp - Giá trị thực
Tòa nhà PACE khang trang. Lớp học hôm ấy dành cho giám đốc, phòng học trang trọng với 6 nhóm vừa đủ cho 42 học viên. Tôi được xếp ngồi hàng ghế sau cùng để thuận tiện cho việc tác nghiệp. Chuyên đề đầu tiên của chương trình đào tạo “Giám đốc Điều hành Chuyên nghiệp” (Pro CEO) kéo dài 6 tháng là “Phác hoạ chân dung của một Pro CEO” do chính anh Giản Tư Trung - Người sáng lập PACE - đứng lớp. "Anh chị muốn phác thảo như thế nào cũng được, có thể bằng ngôn ngữ viết, ngôn
ngữ nói, hoặc vẽ ra, thậm chí lên đây múa cũng không sao" - Vừa nói, anh Trung vừa phát cho mỗi nhóm một tấm plastic. Mọi người tỏ ra rất hào hứng với việc phác thảo chân dung của một con người chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý điều hành.
Hết thời gian thảo luận nhóm, “thần tượng quản lý” (Pro CEO) của từng nhóm lần lượt được anh Trung cho hiện dần trên màn hình máy chiếu. Có nhóm không chỉ viết mà còn vẽ minh hoạ hình một người với nhiều chú thích: mắt tinh tượng trưng cho tầm nhìn xa, mũi thính tượng trưng cho sự nhạy bén, trán cao tượng trưng cho sự uyên bác, cổ cao tượng trưng cho sự linh hoạt mềm dẻo, tai thính tượng trưng cho người biết lắng nghe,…Ngoài ra, có những nhóm đưa ra những tiêu chuẩn bổ sung như: “Giám đốc điều hành trước hết phải là một… con người”, “Giám đốc phải biết… liều”, “Giám đốc điều hành là phải… lăn xả”…
Muốn biết được VN sẽ có những doanh nghiệp chinh phục được thế giới hay không thì phải xem là có những doanh nhân có khả năng chinh phục thế giới hay không. Bởi doanh nghiệp được dẫn dắt bởi doanh nhân, và đó phải là doanh nhân có tầm nhìn toàn cầu và một khát vọng mãnh liệt vươn ra thế giới.
Với PACE, để trên danh thiếp của mình mang hai chữ: "Giám đốc" thì dễ (chỉ cần một quyết định bổ nhiệm là đủ) nhưng việc trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp thì câu chuyện...phức tạp hơn nhiều. Trước hết phải là người có tố chất bẩm sinh của một nhà quản lý (bởi vì quản trị là một nghệ thuật). Sau đó, cần phải trang bị những kiến thức quản trị cần thiết (vì quản trị là một khoa học, mà đã là khoa học thì phải học mới biết, và học tại trường lớp hay tự học). Ngoài ra, còn phải có những trải nghiệm trong cuộc sống và trong quản lý.
Theo anh Trung, các học viên đến với PACE không phải chỉ là đi học mà còn là đi chơi (chơi trò chơi quản trị kinh doanh). Vì thế nên trong lớp học cần phải thoải mái. "Cuộc chơi" hôm ấy của anh cùng những học trò mà tôi được chứng kiến kéo dài từ 18 giờ đến 22 giờ 30 phút, thế mà 42 người cùng chơi với anh lại rất thoải mái. Gặp lại “ông bầu” sau đó, tôi thắc mắc vì sao anh cho “học trò” anh chơi khuya như thế, anh cười hào hứng: “Có buổi gần 12 giờ đêm mà vẫn chưa về, thế nhưng anh em vẫn cứ thích thú, lớp học vẫn đầy hào hứng từ phút đầu cho đến phút chót. Chơi cũng là làm, mà đã là làm thì "hết việc chứ không hết giờ" nên có hôm đến gần nửa đêm mới tan lớp là chuyện bình thường”.
Qua lời giới thiệu của các học viên trong lớp, tôi nghe có đủ cả giọng Bắc - Trung - Nam. Có người đã tham gia hai, ba khoá từ trước. Nhiều lớp có cả người nước ngoài tham dự. Có người từ Hà Nội, Hải Phòng… vào. Anh Trung cho biết: “Hiện nay, có một số chương trình ở PACE luôn luôn trong tình trạng không đủ chỗ ngồi...”.
Được biết, trong mỗi khóa học của chương trình đào tạo Giám đốc điều hành tại PACE, luôn luôn có ít nhất 5 tổng giám đốc của các tập đoàn hàng đầu thế giới tham gia đứng lớp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quản trị với học viên. Đó cũng là một điều mà dường như bất di bất dịch ở PACE, cũng giống như văn hoá của PACE là “Tôn vinh giá trị thực học”. Số người đến với PACE đang tăng lên ngày càng
nhiều.
Bất kỳ ai đó mở cuốn sổ góp ý của PACE cũng đều đọc được những dòng chữ ưu ái mà học viên ghi lại. Sau khi tham dự một khóa học ngắn hạn về kiểm soát nội bộ tại PACE, Giám đốc Công ty Viễn Cảnh đã viết: "Giá trị của khóa học này không phải 5 triệu đồng mà phải là… 50 triệu đồng". Cũng sau một vài khóa học khác tại PACE, Chủ tịch HĐQT của Dệt Thái Tuấn viết: "Các khóa học tại PACE đã giúp tôi thay đổi rất nhiều về tư duy và phương pháp quản trị theo hướng tiếp cận với thế giới". Hay anh Tuấn đến từ Hà Nội đã chấp nhận gián đoạn công việc kinh doanh trong 6 tháng, viết: “Để nói về PACE lúc này thì tôi chỉ nói “Chọn PACE là đúng".
"Nhập khẩu" kiến thức
Kể từ ngày thành lập, PACE đã tự đặt lên vai mình sứ mệnh "Góp phần đưa kiến thức của thế giới vào Việt Nam để phát triển con người cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam".
Vậy đưa kiến thức của thế giới vào Việt Nam bằng cách nào? Bằng cách "nhập khẩu" các chương trình đào tạo nổi tiếng của thế giới, rồi tiến hành "Việt Nam hóa" các chương trình đào tạo danh tiếng này. Và đây cũng là cách để PACE góp phần vào sự nghiệp "Quốc tế hóa" trình độ nguồn nhân lực cao cấp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, PACE đang liên kết với các tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới để nhập khẩu các chương trình đào tạo của họ.
Khoảng 10 đến 15 năm trước đây, ít ai nói cho lớp trẻ biết nếu làm một giám đốc đẳng cấp quốc tế thì sẽ phải có tố chất gì, phải học cái gì và học như thế nào".
Hiện chúng ta thiếu giám đốc chuyên nghiệp trầm trọng (từ giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân sự, cho đến giám đốc sản xuất…), và trước mắt Việt Nam ta phải nhập khẩu giám đốc từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể 10 đến 15 năm sau, chúng ta không chỉ đủ giám đốc cho nhu cầu trong nước, mà còn có thể xuất khẩu giám đốc ra thế giới.
Thực ra, vấn đề không nằm ở chỗ "nhập khẩu" hay "xuất khẩu" giám đốc, mà là nằm ở "niềm tin" và "khát vọng". Niềm tin vào năng lực của người Việt Nam không hề thua kém các nước khác, là khát vọng của người Việt Nam mong muốn vươn lên ngang tầm quốc tế. Niềm tin vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai… Và có một điều mà tôi thường trăn trở là phải làm những gì (cụ thể và thiết thực) để giám đốc người Việt Nam có được một nền kiến thức quản trị ngang bằng trình độ thế giới".
* Đào tạo giám đốc (GĐ điều hành, GĐ tài chính, GĐ tiếp thị, GĐ nhân sự, GĐ sản xuất…) là một lĩnh vực hết sức mới mẻ ở Việt Nam, vậy PACE tuyển và trả công giảng viên theo cách nào?
- Một giảng viên của PACE thường đạt năm tiêu chí chính. Hai tiêu chí đầu tiên là phải có chuyên sâu về lý thuyết, và dày dạn kinh nghiệm thực tiễn. Nói cách khác, họ
là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về chuyên đề mà họ phụ trách. Họ là các "chuyên gia", chứ không chỉ là "nhà khoa học". Thứ ba, họ phải thực sự có tâm huyết chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho cộng đồng doanh nghiệp, chứ không phải đơn thuần vì lý do tiền bạc.
Thứ tư, có khả năng truyền đạt tương đối tốt (năng khiếu sư phạm). Cuối cùng là phải có ngoại hình, không cần đẹp, nhưng phải chuyên nghiệp. Tất cả những điều đó mình rất dễ nhận thấy ở họ chứ không khó khăn gì. Và đến thời điểm này chưa có một giảng viên nào “mất lòng” với PACE cả. chưa có một giảng viên nào “mất lòng” với PACE cả. Hiện không chỉ có một đội ngũ giảng viên "hùng hậu" trong nước, mà PACE còn có cả một mạng lưới giảng viên thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới. Trướ hết, chúng tôi "nhắm" đến những người có đủ những tiêu chí đó để mời cộng tác. Giảng viên của PACE người Việt hay đến từ nước ngoài. Phần đông trong số giảng viên người Việt là những người từng học và tu nghiệp tại các trường danh tiếng của nước ngoài, và đang là giám đốc thành đạt ở các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó, họ là tri ân của chúng tôi.
Giám đốc người nước ngoài giúp PACE chuyên nghiệp hơn.
* Anh đã làm những gì để PACE được như ý mình muốn? - Nỗ lực để "nhập khẩu" được các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới đã khó, về đến Việt Nam lại còn nhiều khó khăn hơn. Đưa được tài liệu về rồi lại phải "xô ngã" ba rào cản lớn thì