CEOVN Hồ Huy Mai Linh

Một phần của tài liệu Các CEO Việt nổi tiếng nhất ppt (Trang 69 - 74)

II. THÀNH TÍCH:

CEOVN Hồ Huy Mai Linh

Một thời trai trẻ

Phóng viên:Ông từng là một đứa trẻ rất nghịch ngợm nhưng cũng là một thanh niên nhập ngũ sớm so với tuổi, ông có thể nói đôi lời về thời “khi người ta trẻ” của ông?

Ông Hồ Huy: Thời chiến tranh, cả nước lúc ấy khí thế lắm. Mọi người nô nức đi Thanh niên xung phong, vào bộ đội chứ nào riêng gì tôi. Tôi vào quân ngũ khi mới học đầu năm lớp 10 thôi. Lúc ấy cả dân tộc sục sôi không khí cứu nước, nhiều người khai tăng tuổi, giấu đá vào người để cho đủ tiêu chuẩn tuổi tác, sức khoẻ để gia nhập quân đội.

Tôi bị ảnh hưởng khá lớn của phong trào “Học tập gương anh hùng Lê Mã Lương” với khẩu hiệu “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Khi ấy tôi chỉ muốn trở thành một anh hùng như Lê Mã Lương. Tuổi trẻ không chỉ riêng tôi mà tuổi trẻ của cả dân tộc lúc ấy đều như thế.

- Thời ấy, Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung rất nghèo, rất khổ. Ông có thể ... “kể nghèo, kể khổ” lúc còn trẻ một chút không?

Thời ấy thôi ư? Thời ấy và bây giờ thì những nông dân Việt Nam vẫn là những người nghèo nhất. Tôi về những vùng quê Việt Nam dọc miền Trung, vào trong Đồng bằng sông Cửu Long cũng vẫn thấy đồng bào mình vẫn hạn chế lắm, vẫn nghèo lắm. Nhưng cái nghèo khổ ấy lại tạo nên những anh hùng - ra trận càng anh hùng. Nông dân Việt Nam, nhất là ở vùng sâu, vùng xa bây giờ vẫn rất khó khăn. Cần có những biện pháp, chính sách để giúp đỡ họ thoát nghèo và giảm chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn.

Tôi cũng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, lớn lên tại nông thôn nên đồng cảm với đồng bào mình lắm. Tôi biết hái rau rừng, bắt cá suối để giúp gia đình cải thiện bữa ăn từ khi còn bé lắm. Sau này khi vào quân đội, tôi cũng làm thế để cải thiện bữa ăn cho đơn vị. Cỡ cấp trung đoàn trưởng lúc ấy thỉnh thoảng mới được ít mì chính, ruốc bông, thịt hộp. Cả quân lẫn tướng đều thiếu thốn trăm bề. Có nhiều đêm tôi ra suối câu cá giữa rừng thiêng nước độc Quảng Trị, Quảng Đà và cả trên tuyến hành quân chiến dịch Hồ Chí Minh. Cái đói khổ lúc ấy lớn hơn cả nỗi sợ ma rừng.

- Người trẻ ngày nay năng động, sáng tạo hơn trước nhiều, ông nhận xét gì về các “lính trẻ” dưới quyền?

Đừng nghĩ thế hệ những người đi trước là kém năng động nhé, tôi cũng cập nhật thông tin không thua gì các bạn trẻ đâu (cười-PV). Có thể kém hơn về điều kiện khi trẻ nhưng môi trường quân đội với những “ISO quân ngũ” là những chuẩn mực rất tốt của những người đi trước đấy. Thế hệ sau phát triển tốt hơn cả về gen di truyền, điều kiện vật chất và giáo dục nên năng động hơn, thành công cũng là lẽ dĩ nhiên. "Trường giang sóng sau xô sóng trước" mà.

- Ông xử lý mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, thế hệ trẻ và thế hệ đi trước như thế nào khi nó luôn tồn tại, đặc biệt là những bực tức có thể trong các phản hồi ngược của những nhân viên trẻ “cứng đầu”?

Đây là thời hội nhập. Hội nhập nhiều thứ nhưng phải hội nhập có văn hóa, có chọn lọc chứ chẳng ai hội nhập cá nhân cả. Tôi quan niệm rằng mình phải cố gắng có những lý lẽ thuyết phục để người khác cùng làm, trong đó có những nhân viên trẻ. Nếu chỉ có một mớ lý thuyết suông thì làm lãnh đạo sao được, sẽ thất bại ngay. Tôi trị “bệnh bướng bỉnh” của nhân viên mình bằng sự đoàn kết trong công ty. Ông bà có dạy “một cây làm chẳng nên non”. Nếu không chung sức, chung lòng thì tiến đến thành công sao được.

- Ngoài chuyên môn, tuổi tác và địa vị, ông hãy tiết lộ bí quyết về cách “thu phục” các nhân viên trẻ của mình.

Với các nhân viên của mình, tôi gương mẫu trong công việc và đời sống để thuyết phục họ làm việc nghiêm túc và đàng hoàng với khách hàng.

- Nếu có những nhân viên trẻ có tham vọng “thay thế” ông bằng nhiều cách, ông sẽ xử lý thế nào?

Tôi cho rằng người kế tục mình nhất thiết phải có hai thứ: Đức và Tài. Đức là cái quý nhất, cần thiết nhất. Nếu có tài mà thất Đức thì có “hạ bệ” tôi cũng sẽ dẫn đến kết cục sụp đổ công ty và đó là điều tôi không muốn thấy.

Nếu có một nhân viên trẻ nào không phải con cháu, họ hàng mình mà kế tục được cương vị hiện nay của tôi thì đó thực sự là một niềm vui lớn. Đấy chắc chắn phải là người vừa Hồng, vừa Chuyên như Bác Hồ đã dạy. Nếu có một người như thế, cộng thêm chút may mắn thì “thay thế” tôi càng hay chứ sao (cười-PV).

"Tàn dư bao cấp trong tôi còn..."

- Lãnh đạo phải có tính quyết đoán, ông có những lần quyết định khó khăn nào không?

Có lúc tôi lâm vào cảnh “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước”: làm tiếp hay rút lui. Cuối cùng tôi quyết tâm làm tiếp và tôi đã đúng. Hai khó khăn mà tôi vừa nói chẳng hạn. Tôi không bỏ cuộc mà bình tĩnh lại để tìm cách giải quyết bằng phẩm chất

người lính của mình. Tôi đã vay mượn, cầm cố nhà cửa và vận động các thành viên lãnh đạo khác làm thế để cứu công ty. Với các nhân viên, tôi thuyết phục họ giảm 10% lương để cùng chia sẻ khó khăn trong giai đoạn gian truân đó.

Tôi quyết định hy sinh quyền lợi của mình trước rồi mới vận động mọi người làm theo. Sự phân vân giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể là tất nhiên và cuối cùng lợi ích tập thể đã thắng. Điều may mắn là các chế độ lương, thưởng của nhân viên công ty tết năm ấy vẫn ổn.

- Thời hội nhập không chấp nhận những hành xử kinh doanh lạc hậu, trì trệ. Ông “tự thân vận động” theo cách nào với những tư duy cũ?

Tàn dư bao cấp trong tôi còn, nói điều ấy cũng đúng. Nhưng năm năm làm ở nước ngoài đã giúp tôi học hỏi khá nhiều, nhất là về kinh nghiệm quản lý. Sau đấy tôi lại học hỏi những điều mới trong giai đoạn làm việc ở Sài Gòn Tourism. Tôi nghiệm ra rằng ai cũng có khát vọng cả và không nên dễ dàng từ bỏ nó. Muốn đi đến tận cùng thì phải đưa ra được những quyết sách táo bạo nhưng đúng đắn và phù hợp với thời cuộc. Tôi có điểm mạnh là không sợ chịu trách nhiệm trước thất bại. Thất bại thì làm lại sao cho tốt hơn chứ đừng bỏ cuộc.

- Ông có thể khái quát trong một câu ngắn gọn về môi trường văn hoá trong kinh doanh?

Uống nước thì phải nhớ nguồn, đó là đạo lý cuộc sống và cũng là đạo lý trong quan niệm kinh doanh của tôi. Có khách hàng thì chúng tôi mới được như ngày nay nên tôi quán triệt nhân viên mình phải có văn hóa, có chuyên môn khi phục vụ khách hàng. Từ quá trình đó chúng tôi rút ra những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục làm việc tốt hơn nữa.

Chỉ như người lính vào cuộc kinh doanh

- Có một câu rất này: “Năng lực càng cao, trách nhiệm càng cao”. Ông nhận xét gì về bản thân với tư cách một lãnh đạo một tập đoàn kinh tế lớn được nhiều người biết đến?

Tôi luôn cố gắng để gương mẫu, để vươn lên trong vai trò một người đứng mũi chịu sào. Phải nhớ rằng người đi đầu bao giờ cũng là người khó khăn nhất nhưng cũng vinh dự nhất. Tôi nghĩ mình được thế này là nhờ ham học hỏi và chịu khó truyền đạt lại kinh nghiệm cho những người chưa biết.

Chưa bao giờ tôi nghĩ mình tài năng vượt bậc mà chỉ nhận mình như một người lính vào cuộc kinh doanh và vươn lên từ khó khăn thôi.

- Ứng xử trước báo chí của ông có vẻ cởi mở nhưng thực ra vô cùng kín kẽ, ông có học cách ứng xử với giới truyền thông bài bản hay có cố vấn giúp đỡ?

Báo chí hay công tác văn hóa nói chung là vô cùng hữu ích cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Những người làm báo cũng cần có sự dũng cảm, có lòng nhiệt huyết với xã hội, cũng cần được đào tạo bài bản. Điều này có nhiều điểm tương đồng

với cả quân nhân lẫn doanh nhân. Những người công tác báo chí lại là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá trong khi các doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Kinh tế và văn hóa cũng gắn bó với nhau nên tôi coi báo chí như đồng đội cùng “chiến tuyến”. Bản thân tôi không ngại báo chí chút nào và luôn sẵn lòng hợp tác.

- Là lãnh đạo thành đạt, giàu có thì ắt có nhiều người ngưỡng mộ lẫn… xu nịnh, ông thì ... thế nào?

Người với người nên là bạn với nhau. Không chơi với nhau, không làm việc với nhau thì làm sao biết mục đích của nhau. Tôi cho rằng không ai dại cả, tốt nhất là không nhận xét ai vội vàng. Nếu mục đích người ta tốt thì hợp tác, không thì thôi. Cuộc sống mà, có tích cực lẫn tiêu cực cũng như con người có phần người lẫn phần con vậy. Cái nào tốt thì mình tiếp nhận.

"Khó mà nói tôi đã hoàn thành trách nhiệm làm chồng, làm cha..."

- Hãy nói một về gia đình ông và vai trò của ông trong gia đình mình như những người đàn ông bình thường khác chứ không phải một… đại gia?

Khó mà nói tôi đã hoàn thành trách nhiệm làm chồng, làm cha một cách đúng đắn nhất. Công việc cuốn tôi đi thường xuyên nhưng tôi luôn cố gắng thu xếp gia đình mình đâu ra đó. Tôi bận lắm, chỉ có thể tranh thủ tâm sự cùng các con trong vai trò người cha trong lúc đưa các con tới trường, những lần về nhà hay là qua mail, qua chat, qua điện thoại. Gia đình nào cũng muốn có cả con trai, con gái cả. Tuy tôi không có con trai và cũng thích có con trai cho có nếp, có tẻ song tôi cũng rất hạnh phúc với bốn cô con gái của mình bởi tôi nghĩ con nào cũng là con cả mà.

- Ông dạy con mình như thế nào khi công việc khiến ông thường xuyên xa nhà?

Tôi luôn cho các con của mình hiểu rằng cha chúng không quên trách nhiệm làm cha!

- Thời gian ít ỏi, tôi nghĩ thế, ông dành cho gia đình, họ hàng của mình ra sao? Sợi dây họ tộc rất thiêng liêng. Tôi dành thời gian cho họ tộc mình nhiều không kém gì công việc đâu. Đó là nơi hỗ trợ cho cả công việc và tình cảm, cả những vấn đề về tâm linh nữa. Tôi rất tự hào về dòng tộc của mình khi được mang họ Hồ.

Gia đình là một phần của dòng họ, dòng họ là một bộ phận của xã hội. Có những vấn đề mà ông chủ tịch xã đi vận động dân thì khó khăn chứ chỉ cần trưởng họ nói một tiếng là con cháu nghe theo ngay. Gia đình và dòng tộc đều là cơ sở phát triển bền vững của xã hội và nên khuyến khích về sự phát triển của các gia đình, dòng tộc thành đạt.

Hãy nhìn những dòng tộc lớn như Honda, Huyn-đai, Ford, Mercedes, Kenedy, Bush.. ở nước ngoài mà xem họ đã đóng góp thế nào cho xã hội. Lịch sử nước ta cũng chứng kiến họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần, họ Hồ,.. đã góp phần bảo vệ bờ cõi, phát triển đất nước thế nào. Và gia đình tôi, tôi muốn nó hạnh phúc, phát triển trong dòng chảy tích cực ấy!

Một phần của tài liệu Các CEO Việt nổi tiếng nhất ppt (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w