II. THÀNH TÍCH:
CEOVN Phạm Phú Ngọc Tra i Pepsi VN
PHONG CÁCH PHẠM PHÚ NGỌC TRAI
Nhiều người bảo, anh thành công vì anh là một người giàu thực tế và luôn luôn sáng tạo. Chính anh là người đã mạnh dạn lên kế hoạch và thực hiện một ý tưởng mà ít nhà
sản xuất, phân phối nào từng nghĩ đến, đó là kết hợp chương trình khuyến mãi với hoạt động xã hội. Trong khi nhiều công ty áp dụng các chương trình khuyến mãi với những giải thưởng lớn thì PepsiCo Việt Nam lại kêu gọi mọi người sử dụng sản phẩm
của mình với thông điệp đầy tính nhân văn “mua một sản phẩm của PepsiCo Việt Nam là bạn đã góp phần xoa dịu nỗi mất mát cho những đồng bào vùng thiên tai bão lụt” (PepsiCo Việt Nam đã trích tiền mặt trên mỗi sản phẩm nhân cho tổng sản lượng
bán ra trong suốt thời gian khuyến mãi để đóng góp cho công tác từ thiện). Cũng chính anh là người đã khởi xướng phong trào đào tạo và khai thác nguồn nhân lực
Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp. Rất nhiều chiến dịch quảng cáo của PepsiCo Việt Nam đều có sự xuất hiện của các ngôi sao Việt trong làng giải trí âm nhạc, thể thao, bên cạnh các ngôi sao tầm cỡ thế giới. Đây cũng là điều mà trước đây
rất hiếm các công ty đa quốc gia ở Việt Nam mạnh dạn thực hiện. Ngay cả trong hệ thống PepsiCo International, thông thường sử dụng một mẫu quảng cáo thống nhất cho tất cả các thị trường khác nhau là điều phổ biến. Nghe nói anh đã trải qua một quá trình gian nan, vất vả thuyết phục công ty mẹ hiểu được và cho thực hiện những
ý tưởng mà chưa bao giờ được thử nghiệm ở các nước khác. Và anh đã không phụ niềm tin của công ty mẹ, những sáng kiến độc đáo đã đóng góp rất nhiều trong việc giúp PepsiCo Việt Nam đẩy mạnh doanh số bán hàng một cách hiệu quả và đồng thời
tạo một phong cách rất riêng cho thương hiệu của mình, điều này đã tạo nên những thành công vang dội trên thương trường của PepsiCo Việt Nam.
KHỞI ĐẦU BẰNG NHỮNG THÁCH THỨC
Cuối cùng, anh cũng đã nhận lời phỏng vấn. Khác với hình dung trước đó của tôi, anh đẹp trai và thân thiện. Trong chiếc sơ mi màu xanh nhạt lịch lãm, anh có dáng nghệ sĩ
hơn một nhà quản lý.
Trở thành một CEO có mức lương cao nhất Việt Nam khi còn rất trẻ như vậy, anh có bị áp lực gì không?
Đúng là cách đây hơn mười năm, so với những người cùng vị trí, cùng độ tuổi như tôi thì mức lương đó là cao thật nhưng tôi không thấy áp lực mà chỉ thấy đó là một thách thức. Th ách thức này không nằm ở công việc mà ở vị trí lãnh đạo trong một công ty
nước ngoài. Làm sao để có thể hội nhập trong một công ty đa quốc gia đã có bề dày kinh nghiệm hơn 100 năm trên thị trường quốc tế, làm sao để có thể hòa nhập vào đội
ngũ quản lý quốc tế chuyên nghiệp trong cùng một hệ thống, đó là những trăn trở và cũng là mục đích phấn đấu nâng cao khả năng để tôi có thể vượt qua những rào cản về tri thức và trí thức. Tôi còn nhớ, một số nước ở Đông Nam Á mặc dù nhỏ hơn Việt
Nam về dân số và địa lý nhưng vì họ đi trước nên thị trường Việt Nam vẫn ở dưới sự quản lý của các thị trường này. Tất cả những điều đó đã khiến trong tôi hình thành sự phấn đấu làm thế nào để PepsiCo Việt Nam trở thành thị trường lớn, có tầm cỡ và có
ảnh hưởng tốt trong cùng hệ thống quản lý của PepsiCo khu vực và toàn cầu. Bây giờ anh đã trở thành Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc khu vực Đông Dương, phụ
trách khu vực Đông Nam Á?
Vâng, PepsiCo Việt Nam giờ đây đã trở thành văn phòng quản lý khu vực, là trung tâm hỗ trợ nhân lực, phân công, điều hành các hoạt động quan trọng như sales,
marketing và nhân sự cho tất cả các địa bàn thuộc quyền quản lý.
Nghĩa là trước đây anh phải báo cáo họ thì bây giờ họ đã phải báo cáo lại anh. Vậy là anh đã phấn đấu được những điều mà trước đây từng là mơ ước?
Phấn đấu của tôi không phải phấn đấu cho việc quản lý ngày hôm nay mà đó là những phấn đấu cho sự tự trọng, tôi không muốn họ nghĩ Việt Nam là một thị trường
nhỏ và đánh giá thấp về năng lực quản lý của mình.
Nhiều người bảo, điều đặc biệt không phải chỉ vì anh đã tạo được những bước đi đột phá cho PepsiCo Việt Nam mà vì anh đã làm thay đổi cách nhìn về CEO Việt Nam? Xin cảm ơn về cách đánh giá như vậy. Thực ra con đường tôi đi chỉ là con đường làm
công chuyên nghiệp. Cũng trên con đường này, nhiều người thường nghĩ làm CEO chỉ cần quản lý tốt, kiếm lợi nhuận cao. Còn tôi, tôi thường tâm niệm ngoài chuyện quản lý tri thức và trí thức, tôi còn muốn có gì đó đóng góp vào giá trị chung. Tôi nghĩ trong kinh doanh cũng cần đạo đức và văn hóa, đó là đạo đức kinh doanh và văn
hóa kinh doanh.
LUÔN HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG
Vậy anh đã xây dựng văn hóa công ty như thế nào?
Tiêu chí của PepsiCo Việt Nam là quan tâm tới cộng đồng và môi trường. “Khách hàng là thượng đế” là một phương châm đúng nhưng chưa đủ. Với PepsiCo Việt Nam, khách hàng sẽ chỉ hưởng mọi quyền lợi tốt nhất nếu được sống trong một môi trường tốt. Trong công tác quản lý, tôi thường nghĩ nếu mọi nhân viên chỉ lo vùi đầu vào công việc, với những áp lực phát triển và thăng tiến thì một ngày nào đó văn hóa ứng xử của họ với người xung quanh và với cộng đồng sẽ bị mờ nhạt đi và điều này
sẽ nguy hiểm bởi vì nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định và lâu dài trong một công ty chính là văn hóa. PepsiCo Việt Nam luôn mong muốn xây dựng nên những tiêu chuẩn văn hóa ứng xử cho các nhân viên và quản trị viên. Những chuẩn
mực dựa trên nền tảng văn hóa Việt Nam và theo hai chủ đề chính: giữ gìn văn hóa và chăm sóc cộng đồng. Tôi nghĩ công ty dù ở tầm cỡ nào đi chăng nữa, khi vào kinh
doanh ở một vùng đất mới cũng phải biết tôn trọng những giá trị văn hóa của nơi ấy mới mong thành công được. Thành công ở PepsiCo Việt Nam chính là nhờ có sự kết
hợp hài hòa giữa kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý quốc tế và nền tảng văn hóa địa phương.
DMK là giải thưởng cao nhất của Pepsi toàn cầu. Giải này gồm những tiêu chí nào? Nghe nói anh và công ty đã nhiều lần đoạt giải?
Đây là giải thưởng cao quý nhất của Tập đoàn PepsiCo toàn cầu mang tên của Donald M.Kendall - nguyên Chủ tịch và là người đồng sáng lập ra tập đoàn. Giải thưởng này được xét tặng dựa trên các tiêu chí đánh giá về năng lực phát huy sáng
tạo đổi mới sản phẩm, những chương trình có giá trị xuất sắc dành cho người tiêu dùng, những chiến lược, năng lực hiệu quả trong hệ thống phân phối tập trung vào việc phục vụ khách hàng, các chương trình hiệu quả trong sản xuất. Và tất nhiên để đạt được những điều đó, không thể không xét đến và đánh giá cao vai trò của nguồn nhân lực, năng lực tổ chức bộ máy quản lý dựa trên những giá trị của PepsiCo toàn
cầu và những chương trình đóng góp trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Đích thân người đứng đầu các công ty thành viên phải thực hiện bài thuyết trình này, không có cộng sự nào được phép đi cùng để hỗ trợ tại cuộc thi. Và phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của cuộc thi: Bài thuyết trình chỉ được giới hạn trong
đúng 20 phút (sử dụng đồng hồ đếm ngược thời gian) kể cả có sử dụng các đoạn phim và hình ảnh. Nếu kéo dài quá thời gian quy định, ban giám khảo sẽ ra hiệu lệnh
ngắt ngay để đảm bảo tính công bằng. Mỗi thành viên Hội đồng giám khảo sẽ chấm điểm thuyết trình dựa trên tiêu chí chấm điểm theo khung điểm từ 1 đến 10. PepsiCo
Việt Nam đã vượt lên trên gần 170 thị trường trên thế giới, là một trong số 18 nước lọt vào vòng chung kết Giải thưởng. Đây là lần thứ 4, PepsiCo Việt Nam liên tiếp
giành được hạng nhất toàn cầu.
Với nhân viên dưới quyền, phẩm chất nào anh cho là đáng quý nhất?
Đầu tiên là phải trung thực. Nếu bạn không biết thì học hỏi rồi bạn sẽ biết. Giống như cái đồng hồ, thà bằng nó hỏng thì còn biết mà sửa chữa. Chứ chạy sai thì có chạy cũng chẳng ích gì và sẽ sai hoài. Như thế sẽ không biết đâu mà lường. Không chỉ là nhân viên dưới quyền, theo tôi ngay cả người lãnh đạo cũng phải trung thực và biết chia sẻ. Tôi thấy có những người không giàu nhưng được rất nhiều người vị nể vì họ
trung thực và biết chia sẻ. Người làm công tác kinh doanh cũng phải giỏi mới kiếm được tiền, mới phát triển công ty của mình, nhưng không phải giỏi đã là tất cả. Trong
lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật cũng vậy. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được nhiều người yêu quý không chỉ vì anh đã sáng tác những tác phẩm hay mà vì tính nhân bản của
anh, vì tấm lòng của anh với cộng đồng, với cuộc đời này…
PepsiCo International cho phép PepsiCo Việt Nam quản lý và phân phối đồng thời hai lĩnh vực thức uống và thực phẩm. Đây có phải là trường hợp ưu tiên trong hệ
thống?
Đây là niềm tự hào cho PepsiCo Việt Nam, vì chưa có nước nào trong hệ thống được phép quản lý hệ thống sản xuất, kinh doanh và phân phối đồng thời hai lĩnh vực một
Nghe nói PepsiCo Việt Nam đã có cả một chương trình đầu tư trồng khoai tây và đang có những kết quả rất tốt?
Hiện nay, nhiều nơi vẫn phải nhập khoai tây và công nghệ chế biến từ nước ngoài về. Đây là điều khiến nhiều người ngạc nhiên, vì cho rằng ở Việt Nam xưa nay vẫn trồng được khoai tây. Nhưng đó là khoai tây thông thường, không phải khoai tây trong chế
biến công nghiệp. Dự án trồng khoai tây và chế biến tại Việt Nam của PepsiCo Việt Nam đang giải đáp bài toán này, đây là một dự án mang ý nghĩa kinh tế, xã hội rất lớn. PepsiCo Việt Nam hiện có gần 2.000 lao động trực tiếp và 10.000 lao động gián
tiếp trong hệ thống phân phối, nhưng khi chương trình triển khai thì PepsiCo Việt Nam sẽ có thêm hàng vạn lao động gián tiếp trong những năm sắp tới. Đây là chương
trình được chính phủ hỗ trợ, từ đây PepsiCo không nhập khoai tây nữa mà còn xuất khẩu ngược lại. PepsiCo Việt Nam đã đầu tư một nhà máy chế biến snack từ khoai tây tại Bình Dương với công suất 10.000 tấn/năm, đã đi vào sản xuất. Trong tương lai gần, PepsiCo Việt Nam còn hi vọng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều nhà
máy snack khác của tập đoàn trong khu vực ASEAN.
Thành đạt và nổi tiếng như vậy, anh có tạo ra áp lực cho các con của mình không? Áp lực thì không. Nhưng là cha mẹ ai chẳng muốn cho con mình hạnh phúc và có sự nghiệp vững vàng. Con gái tôi từ nhỏ đã thích nghệ thuật, nhưng tôi lại khuyên cháu học ngành luật. Chắc do yêu quý tôi và cũng vì tôi nên cháu đã theo học ngành luật.
May mà cháu đã thi và có được học bổng du học hơn 4 năm. Giờ thì cháu đã tốt nghiệp, trở về nước và có một việc làm phù hợp với mức lương ổn định. Nghĩ lại những năm tháng cháu phải du học vất vả xa gia đình khiến tôi mặc dù tự hào nhưng
vẫn ray rứt vì đã hướng cháu đến một ngành học tương đối khó với một người Việt Nam du học ở nước ngoài. Giờ đây có những lúc hai cha con ngồi trò chuyện cùng
nhau và thấy rằng con đường đi của mỗi người phải là tự thân tìm thấy, trên con đường ấy đôi khi có thể phải kinh qua thất bại nhưng đó
cũng là những điều tốt. Hạnh phúc thì chỉ do chính bản thân mỗi người tìm thấy mà thôi, vai trò của cha mẹ chỉ là sự hướng dẫn và hỗ trợ.
Theo anh điều gì quý nhất ở đời?
Nói rất thật lòng, với tôi, tình yêu là thứ quý nhất ở đời. Có tiền tài danh vọng mà không có tình yêu thì danh vọng và tiền tài cũng trở thành vô nghĩa. Tình yêu không trừu tượng, nó cụ thể và gần gũi, đó là tình yêu với gia đình, với bạn bè, với quốc gia
mình đang sống. Tình yêu được xây dựng trên những nền tảng văn hóa. Tiền bạc có thể làm, có thể mất, nhưng tình yêu thì không. Tình yêu cho con người sức mạnh, sự
lạc quan, niềm tin và niềm hy vọng. Tình yêu là những thứ lớn lao nhưng nhiều khi cũng chỉ đơn giản như một lời tự hỏi “ta là ai mà yêu quá đời này”.
Thời gian anh dành cho chúng tôi chỉ có 60 phút. Tôi hiểu ở vị trí hiện nay, thời gian anh trò chuyện với chúng tôi như vậy đã là rất đặc biệt. Chia tay người đàn ông tài năng này, chúng tôi chúc cho những hoài bão của anh, hoài bão về sự phát triển, về
tình đồng bào và trách nhiệm cộng đồng sẽ ngày càng nhân rộng và phát triển.