II. THÀNH TÍCH:
CEOVN Bạch Thái Bưở
Có thể coi, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên hiểu sâu sắc sức mạnh của tình cảm dân tộc, và ông đã thành công. Nhờ vậy, ông mạnh lên, trường vốn ra, đã thâu tóm cả những đội tàu của những hãng người Pháp, người Hoa phá sản Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, là con trai một gia đình nông dân nghèo ở Yên Phú, Thanh Trì. Bạch Thái Bưởi chỉ được đi học một thời gian ngắn, rồi phải ới làm thuê kiếm sống. Do tư chất thông minh, lại ham học hỏi cái mới nên Bạch Thái Bưởi sớm thông thạo tiếng Pháp và đã được nhận làm Ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Năm 1894, Bạch Thái Bưởi chuyển sang làm cho một hãng Thầu công chính, và ngay năm sau, 1895, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ chọn ông sang Hội chợ Bordeaux để giới thiệu hàng hóa Việt Nam tham dự Hội chợ. Sau Hội chợ đó, chàng thanh niên 21 tuổi được người đời kính nể gọi là "cậu Ký Bưởi". Dịp này, người ta tiến hành xây dựng cầu Long Biên và mở nhiều tuyến đường sắt.
Sự nghiệp kinh doanh đầu tiên là hùn một chút vốn nho nhỏ cùng một người Pháp khai thác gỗ làm tà vẹt, sau ba năm lăn lộn, Bạch Thái Bưởi trở nên giàu có. Sau kinh doanh tà vẹt, ông dốc vốn vào việc buôn ngô, nhưng bị thua lỗ nặng nề. Cạn vốn, nhưng lại đầy chí tiến thủ, Bạch Thái Bưởi tham dự cuộc đấu thâu hiệu cầm đồ lớn ở Nam Định và thắng thầu. Ý chí vững thêm có được thêm một ít vốn liếng và kinh nghiệm, ông bắt đầu nghĩ đến nghề vận tải thủy. Và, ông dám làm vận tải thủy, cái nghiệp của đời ông, khiến ông trở thành một nhân vật lịch sử tiếng thơm truyền khắp đất nước.
Những thành công trong ngành vận tải thủy
Có thể nói, trước Bạch Thái Bưởi, chưa người Việt Nam nào mơ ước thành đạt trong ngành vận tải thủy. Không chỉ mơ ước, mà năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã thuê lại của A. Marty, một chủ hãng tàu thủy Pháp ở Bắc Kỳ, ba chiếc tàu: Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long. Ông bắt đầu cuộc đột phá là cho chạy tàu thủy trên các tuyến Nam Định - Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy. Thời gian này, các chủ tàu người Pháp và người Hoa rất mạnh, đặc biệt, những tuyến đường thủy mà Bạch Thái Bưởi chọn chạy tàu đang là vùng hoạt động trọng điểm của các chủ tàu người Hoa. Do vậy, lập tức nổ ra cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt. Bạch Thái Bưởi mời khách uống trà miễn phí, họ mời khách bánh ngọt, ông hạ giá vé một, họ hạ giá cước hai. Các chủ tàu người Hoa đưa ra nhiều phương cách. Bạch Thái Bưởi chỉ tìm tới một giải pháp thôi, là cho người của mình tới các bến tàu, xuống tận tàu để diễn thuyết với dân chúng rằng, người Việt Nam cần hỗ trợ công nghiệp Việt Nam, rằng tương thân, tương ái là để Việt Nam không thua kém nước ngoài...
Có thể coi, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên hiểu sâu sắc sức mạnh của tình cảm dân tộc, và ông đã thành công. Nhờ vậy, ông mạnh lên, trường vốn ra, đã thâu tóm cả những đội tàu của những hãng người Pháp, người Hoa phá sản. Chỉ 7 năm làm vận tải thủy, đến 1915, ông mua được cả xưởng đóng tàu và sửa chữa tàu thủy của A.Marty. Vậy là ông đã chủ động hoàn toàn, từ sửa chữa tàu, đóng mới tàu và chạy tàu? Năm 1916, tại Hải Phòng đã khai trương một Công ty lừng danh Giang hải luân thuyền Bạch Thái Bưởi Công ty, có cờ hiệu riêng màu vàng in hình mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ?
Công ty của Bạch Thái Bưởi có một Trụ sở lớn tại Chương Dương, Hà Nội (nay ở đầu Nam cầu Chương Dương, những năm 1980 trở về rước, người ta hay gọi là Cột Đồng Hồ). Những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Công ty Bạch Thái Bưởi đã có hơn 40 tàu thủy và khá. nhiều sà lan chạy trên các tuyến sông Bắc Kỳ, chạy ven bờ biển vào miền Trung và vào Nam Kỳ . Còn có một số tàu viễn dương, chạy tới Hồng Kông, Trung Quốc, Philippin, Singapore, Nhật Bản... Công ty lớn có hơn 1400
người, gồm người làm việc ở các văn phòng giao dịch, trên các đội tàu, ở xưởng đóng tàu Cửa Cấm, Hải Phòng và ở các chi nhánh của Công ty tại Nam Định, Tuyên
Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn… Trong kinh doanh, Bạch Thái Bưởi rất chú trọng công tác tiếp thị. Mỗi tuyến đường thủy mở ra, ông đều cho đăng quảng cáo trên báo chí, đặc sắc nhất là ông hay dùng những bài thơ quảng cáo khiến dân chúng dễ nhớ. Như trường hợp mở tuyến đường thủy đi Chùa Hương, ông
cho đăng quảng cáo bài thơ "Trẩy hội Chùa Hương", có những câu: Sông Phủ Lý gần kề cạnh bến
Thuyền hỏa xa vừa đến thời đi Chèo Lan trỏ nẻo Đục Khê
Lại từ Bến Đục đua về Hà Nam….
Tàu của Công ty Bạch Thái Bưởi hết sức sạch sẽ và an toàn trong hành trình. Giá vé được Bạch Thái Bưởi vô cùng lưu tâm, luôn giữ ở mức khiến hành khách dễ chấp nhận nhất, thường rẻ gần một nửa. Nhân viên nhà tàu nhất nhất đều có thái độ trân trọng khách. Tàu tết, đẹp và an toàn trong hành trình, là do được người thợ phấn đấu thực hiện có chất lượng cao ngay từ Xưởng đóng tàu và sửa chữa tàu Cửa Cấm, bên bờ sông Tam Bạc. Tại Xưởng có gần 900 công nhân làm việc. Kỹ thuật sửa chữa và đóng tàu của Xưởng này, đương thời là một niềm tự hào của người Việt Nam. Năm 1916, Xưởng tiến hành nối dài chiếc tàu Khoái Tử Long bằng cách cắt đôi con tàu rồi nối thêm một khúc giữa dài 7,80 mét, năm 1919 lại nối dài tàu Phố Lu thêm 7,20 mét...
Thành công xuất sắc nhất là sự kiện đóng mới con tàu Bình Chuẩn trọng tải 600 tấn, hạ thủy ngày 7/9/1919. Tàu Bình Chuẩn khởi chạy ngày 20/8/1920, chuyến đường thuỷ xuyên Việt từ Hải Phòng đi Sài Gòn, có ghé qua các bến cảng Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn. Đến 8 giờ sáng ngày 17/9/1920, tàu Bình Chuẩn cập bến Sài Gòn. Các nhà doanh nghiệp Nam Kỳ chào đón thành công của Công ty Bạch Thái Bưởi một cách rất trọng thị. Họ đã đúc một tấm biển bằng đồng để tặng tàu Bình Chuẩn, trên đó có khắc dòng chữ: "Au Bình Chuẩn le premier bateau Annamite a Sài Gòn" (Tặng tàu Bình Chuẩn, con tàu Việt Nam đầu tiên tại cảng Sài Gòn). Sự kiện này được ghi nhận là thành công tiêu biểu cho phong trào "chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp" của doanh nhân nước ta khi đó?...
Bạch Thái Bưởi đã gây dựng Công ty của mình suốt 20 năm trời cũng là chấn hưng thương trường cố động thực nghiệp Việt Nam ta. Trong những năm đó, ở các xưởng thợ, công trường, hầm mỏ, đồn điền trên khắp nước ta đã diễn ra nhiều cuộc đình công. Nhưng ở Công ty Bạch Thái Bưởi không hề có một cuộc đình công hay yêu sách nào của thợ thuyền. Đương thời, người ta coi Công ty Bạch Thái Bưởi như một niềm tự hào của người Việt Nam. Ngoài kinh doanh vận tải thủy, Bạch Thái Bưởi còn dùng vốn đâu tư vào các ngành khác. Trong đó có đầu tư làm nhà in "Đông Kinh ấn quán" và xuất bản tờ "Khai hóa Nhật báo" với mục đích cổ động mạnh mẽ phong trào thực nghiệp của người Việt Nam…
Tiếc thay, cuộc sống của con người tay trắng làm nên sự nghiệp lớn đã không được dài lâu. Bạch Thái Bưởi qua đời ngày 22/7/1932. Các báo trong Nam, ngoài Bắc đều đăng bài tiếc thương một bậc vĩ nhân ở đất Bắc, một bậc trượng phu trong thương
trường. Tại Hội Khai Trí tiến đức ở Hà Nội đã có một cuộc truy điệu ông với sự có mặt của rất nhiều người thuộc mọi giới chức. Một bài điếu văn lay động lòng người đã được đọc, mà sau này nhiều báo chí đã đăng lại. Cuộc đời Bạch Thái Bưởi là một ví dụ lớn về tài, chí của người Việt Nam, như báo chí đương thời đã viết, lịch sử đời ông đáng phô bày cho quốc dân biết, sự nghiệp ông đáng làm gương cho các nhà kinh doanh noi theo.