Trong sự nảy mầm của hột, nhân tố nào được xem là quan trọng? Vì sao?

Một phần của tài liệu SỰ SINH SẢN Ở THỰC VẬT (Trang 42 - 45)

- N ếu sự thụ tinh xảy ra ở nhiều hơn một noãn cầu thì sẽ dẫn đến hiện tượng nhiều phôi.

4.Trong sự nảy mầm của hột, nhân tố nào được xem là quan trọng? Vì sao?

5. Vì sao hột cần có thời gian "miên trạng"? Khi nào và do đâu mà hột kết thúc thời gian "ngủ" nầy? gian "ngủ" nầy?

2.1. Sự biến chuyển của tiểu noãn thành hột

Liền sau khi thụ tinh, tiểu noãn phát triển thành hột.

2.1.1. Bì

Bì của tiểu noãn to ra và trở thành bì của hột, nếu noãn có hai bì thì bì trong hoại đi và hột chỉ có một vỏ hột. Bì của noãn dày ra với lớp cutin rất dày và trở thành bất thẩm; ít khi phần trong của hột cứng đi như bạch quả, thiên tuế … ở lười ươi, tế bào của bì ngoài có nhiều gôm khi gặp nước sẽ phù ra. Tế bào lớp ngoài của bì có thể mọc dài ra thành lông ngắn nhưở bìm bìm, mã tiền … ở bông vải có lông rất dài và dùng kéo sợi dệt vải. Nhiều cây họ Trúc đào (Apocynaceae) như trúc đào, thuốc bắn … vài Asclepiadaceae, hột có một chụm lông mào gắn ngang ở đầu hay trên đỉnh có một cán mang lông giống như bế quả có lông mào ở cây họ Cúc (Asteraceae).

2.1.2. Hợp tử chính phát triển thành mầm

Sự phát triển của phôi bắt đầu khi hợp tử phân chia thành hai tế bào và cả hai tế bào phân chia liên tiếp nhiều đợt

Tế bào to màu lợt phân chia để hình thành dây treo đính phôi vào cây chủ. Tế bào đậm còn lại phân chia hình thành khối đa bào rộng hình cầu rồi trở thành phôi với tử diệp / lá mầm đang bắt đầu hình thành.

Khi phôi phát triển hoàn chỉnh với rễ mầm, thân mầm thì ngừng phát triển và "hột" sẽ vào giai đoạn “miên trạng" cho đến khi có điều kiện nảy mầm.

Trạng thái "ngủ" của hột được xem là một thích nghi tiến hoá quan trọng của thực vật, nó cho phép cây có thời gian phát tán hột, có thêm nhiều cơ hội gặp điều kiện thuận hợp phát triển.

H.5.38. Phát triển của phôi ở thực vật song tử diệp Vài ví dụ về sự phát triển phôi ở các thực vật khác nhau:

* Ở Daucus carota (carrot): sau khi thành lập, hợp tử phân cắt cho ra 2 tế bào rồi 4 tế bào; sau đó trong giai đoạn phôi 4 tế bào nầy sẽ phân cắt và biệt hóa thành hàng dọc. 8 tế bào của khối tiền phôi nằm thành 4 tầng tế bàovà mỗi tầng có hai tế bào. Mầm thật sự bao gồm dây treo mang ởđầu khối tế bào mầm hình trụ bên trong, bên ngoài cùng là tiền bì, kếđến là phôi tiền vỏ.

H.5.39. Sự phát triển phôi của Daucus carota (ở lát cắt dọc)

* Ở sà lách (Lactuca sativa): hợp tử bắt đầu phân cắt ra làm hai với một phôi bào ngọn a và một phôi bào đáy b. Phôi bào a sẽ phân cắt dọc, phôi bào b sẽ phân cắt ngang và ta được một khối tiền phôi với 4 tế bào sắp xếp thành hình chữ T.

Tế bào bên dưới cùng sẽ phát triển cho ra dây treo, ba tế bào phía trên sẽ phát triển thành mầm. Khi mầm đã phân hóa rõ rệt với rễ mầm, thân mầm, chồi mầm thì sẽ ngừng lại ở giai đoạn đó.

H.5.40. Sự phát triển phôi của Lactuca sativa (ở lát cắt dọc)

2.1.3. Phôi nhũ

Sau khi được thành lập, hợp tử phân cắt liền choán cả túi phôi, phù to ra và tiêu hóa phôi tâm; chính nhờ Auxin của phôi nhũ lúc nầy mà hột nẩy nở và trái phát triển. Ở các họ Hòa bản, họ Bầu bí, họ Xoài … nhân phôi nhũ phân cắt mau mà không có sự ngăn vách tế bào nên ta có một khối cộng bào có nhiều nhân; phôi nhũ được gọi là phôi nhũ cộng bào. Ở ổi, sứ, đậu … mỗi kỳ nhân phân cắt là có sự ngăn vách nên phôi nhũ luôn luôn do tế bào làm thành, đó là phôi nhũ tế bào.

Thật ra có nhiều kiểu trung gian: ở dừa, phần ngoài của phôi nhũ ngăn vách là phôi nhũ tế bào (cái dừa), trong lúc ở giữa, phôi nhũ chứa nhiều nhân và nhiều thủy thể to, đó là nước dừa. Ở vài nhóm, hợp tử phụ không phát triển và hột không bao giờ có phôi nhũ, như ở họ Lan (Orchidaceae). Phôi nhũ của hột trưởng thành là một khối nhu mô thường điều hòa; bề mặt của phôi nhũ thường trơn, đều. Ở họ Mảng cầu (Annonaceae), ở cau, phôi nhũ nhăn và phức tạp.

2.1.4. Phôi tâm

Trong hầu hết các hột, phôi tâm bị phôi nhũ tiêu hóa nên biến mất; tuy nhiên, ở súng, tiêu, gừng … phôi tâm còn lại và phát triển thành mô dự trữ quan trọng gọi là ngoại phôi nhũ. Sự tồn tại của phôi tâm là dầu vết của đặc tính cổ lỗ.

2.2. Sự phát triển của mầm mà không cần sự thụ tinh

Vài loài như Taraxacum, Alchimilla, vài Urticaceae … noãn cầu phân cắt mà không cần tinh trùng: ta có sự trinh sản thật sự, túi phôi được thành lập mà không có sự giảm nhiễm, như vậy, mầm ở giai đoạn (2n).

2.3. Hột trưởng thành

Câu hỏi: 1. Liệt kê vài loại hột có tử diệp, vài loại hột có phôi nhũ làm thức ăn cho người.

Một phần của tài liệu SỰ SINH SẢN Ở THỰC VẬT (Trang 42 - 45)