hoa tiêu giảm thành hoa vô cánh hay hoa trở nên xấu xí, không có tuyến mật, số lượng hoa rất nhiều và thường tập hợp thành gié hay thành chùm thòng nhưđuôi chồn lung lay trong gió để rắc hạt phấn. Chỉ tiểu nhị của các hoa họ Hòa bản dài ra rất mau khi hoa nở và bao phấn hình chữ X cũng lung lay trong gió. Hạt phấn
hoa thường nhỏ, láng, nhẹ và khô để đảm bảo được gió mang đi xa và được tạo thành rất nhiều. Ví dụ trung bình một cây bắp (ngô) có 50.000.000 hạt phấn. Ở Ấn Độ người ta dùng hạt phấn cây cỏ nến Typha elephantina để làm thành bánh mì. Nướm của các hoa phong môi thường to, chia nhánh hay có nhiều lông giúp cho nướm dễ hứng lấy hạt phấn.
- Sự thụ phấn nhờ gió có kết quả khi các bộ phận thụ trong hoa không có
thời gian chín cùng một lúc. Mùa hoa nở nhiều, hạt phấn bay khắp nơi có thể gây bệnh viêm mũi họng nặng cho người khi hít phải nó.
* Nhờ côn trùng là đặc tính thích nghi tiến hóa của thực vật và cũng là một trong những hiện tượng đặc biệt trong thiên nhiên. Côn trùng tham gia vào việc thụ phấn có ong, bướm, ruồi, bọ cánh cứng … Hoa thụ phấn nhờ côn trùng là
hoa trùng môi. Sự thụ phấn nhờ côn trùng là phương tiện rất phổ thông và dồi dào nhất.
- So với đặc điểm hình thái của những hoa phong môi, các hoa trùng môi
luôn luôn có tính hấp dẫn côn trùng nhờ nhiều đặc điểm thích nghi như sau:
tràng hoa hoặc bao hoa có màu rực rỡ, hoa thường lớn và nếu hoa nhỏ thì
thường tập hợp thành những phát hoa to như ở cúc, … Hình dạng hoa phức tạp cũng dễ quyến rũ côn trùng hơn những hoa đơn giản và màu trắng thường hấp dẫn côn trùng hơn các màu khác. Nhiều hoa có mùi thơmđược râu của côn trùng như ong bướm ngửi lấy; nhiều loài bướm có thể bắt mùi cách xa hàng 10km. Nhiều hoa đối với ta rất hôi như hoa ở họ Môn (Araceae) nhưng lại quyến rũ nhiều ruồi. Chính những mùi do hoa phát ra đã lôi cuốn côn trùng từ những khoảng cách rất xa, còn màu sắc tương phản chỉ giúp chúng định hướng được ở những khoảng gần mà thôi; ngoài ra mùi cũng đặc trưng cho các cây khác nhau và do đó mà cũng chuyên hóa cho các loại côn trùng thụ phấn riêng. Mật hoa
chính là thức ăn của côn trùng để đến với hoa; ngoài ra, côn trùng, sâu bọ cũng còn ăn cả hạt phấn hoa nữa.
H.5.36. Các cách thụ phấn liên quan đến hoa và côn trùng: sự đồng tiến hóa - Trong hoa trùng môi, thường các bộ phận đực và cái không chín cùng một lúc: hoa được gọi là hoa tiên hùng khi bộ nhịđực chín trước sẽ thụ phấn cho hoa cùng loài ở cây khác có bộ nhụy cái chín; và gọi là hoa tiên thư khi hoa có bộ nhụy cái chín trước. Đây
cũng là hiện tượng ngăn ngừa sự thoái hoá. Ngoài ra, cấu tạo của bộ nhịđực và nhụy cái cũng có hiện tượng khác nhau vềđộ cao, chiều dài …
+ Hoa cũng còn là nơi côn trùng đến đẻ trứng nữa. Ví dụ trái của nhiều sung Ficus … có phát hoa rất lõm hình huyệt bầu tròn đóng kín chỉ chừa một lổ có lông hay vảy đậy lại. Phát hoa được gọi là sung, bên trong chứa hoa đực nằm ở trên và hoa cái nằm bên dưới; đây là hoa tiên thư. Các mô xí (Hyménoptères) nhỏ nhưCeratosolen đến đẻ trứng bên trong phát hoa nằm ở phần dưới đáy sung nơi có hoa cái. Trứng phát triển thành côn trùng trưởng thành, các con nầy chui ra ngoài sung và khi đi ngang qua vùng hoa đực lúc nầy đã chín, mình nó dính đầy phấn hoa và sau đó sẽ đem rắc phấn hoa nầy vào hoa cái đang chín ở sung khác mà chúng đến đẻ trứng.
* Sự thụ phấn nhờ chim thường là những chim nhỏ, có mỏ dài tìm đến để hút mật. Hoa thụ phấn nhờ chim gặp ở họ Lạc tiên (Passifloraceae), họ Hoa tím (Violaceae), các cây gỗ họ Đậu (Leguminosaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Chuối (Musaceae), họ Ngải hoa (Cannaceae) … Màu sắc của hoa thường đỏ chói để chim nhận thấy được, hạt phấn thường bám vào lông đầu của chim.
* Sự thụ phấn nhờ nước gồm những cây sống hoàn toàn trong nước kể cả hoa; ví dụ rong đuôi chồn (Ceratophyllum), rong mái chèo hay tóc tiên nước (Vallisneria) … Hạt phấn các hoa nầy thường không có ngoại mạc và trôi nổi theo dòng nước.
Rong mái chèo (Vallisneria spiralis) sống trong ruộng nước, đầm, ao; hoa cái ban đầu có cuống hoa xoắn lại, về sau duỗi dài ra và mang hoa lên mặt nước để hoa nở ở đấy. Hoa đực được hình thành và nằm bên dưới nước, sau đó sẽđứt ra khỏi cuống và nổi lên mặt nước, nở hoa và trôi dạt đi. Sau khi thụ phấn, cuống hoa cái xoắn lại và đem hoa chìm xuống nước để phát triển quả và hột bên dưới nước.
1.7. Sự thụ tinh và phát triển Câu hỏi: Câu hỏi:
1. Hãy giải thích vì sao chúng ta không thấy được thế hệ hữu tính ở thực vật có hoa?
2. Làm thế nào các giao tử của thực vật có hoa đến với nhau?
3. Hãy mô tả quá trình tiếp diễn sau sự thụ phấn. Khi nào và ởđâu xảy ra sự thụ tinh? Nêu những đặc điểm của sự thụ tinh ở cây có hoa.
4. Nhà làm vườn nào cũng biết rằng thực vật cho nhiều hột hơn là số cây mà họ mong muốn. Hãy giải thích điều đó.
Sự thụ tinh là quá trình tiếp diễn sau sự thụ phấn, do sự phối hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Thời gian từ sự thụ phấn đến sự thụ thụ tinh có thể xảy ra sau vài giờ hoặc sau vài ngày.
1.7.1. Sự nảy mầm của hạt phấn
Hạt phấn rơi trên nướm nhụy cái, dính vào đó một thời gian dài ngắn khác nhau, có thể nảy mầm ngay hoặc sau vài phút đến vài giờ, vài ngày hay vài tuần lễ tùy theo từng loài khác nhau.
Hạt phấn hấp thu nước và dịch nhầy trên nướm nhụy cái sẽ trương lên về thể tích, từ nội mạc qua lổ nảy mầm sẽ mọc ra ống phấn có vách bằng celuloz của nội mạc. Ống phấn mọc dài xuyên qua nướm, theo vòi nhụy đi vào trong noãn, chất tế bào thường được tập trung ở đầu ống phấn và khi các nhân di chuyển về đầu ống phấn thì phía sau trong hạt phấn còn lại khoảng trống. Nhân dinh dưỡng ở tận đầu ống phấn và thường tồn tại cho đến khi ống phấn không mọc nữa
nhưng có khi nó thoái hóa rất sớm. Nhân sinh dục phân cắt cho hai nhân bằng nhau và không cửđộng, đó là hai giao tửđực hay hai hùng tinh (tinh bào).
Tinh bào có thể hình tròn, hình bầu dục, hình que hay hình con sâu; hình dạng nầy có thể thay đổi khi chúng đã vào túi phôi.
1.7.2. Lộ trình của ống phấn
Ống phấn mọc từ hạt phấn xuyên qua nướm, theo vòi nhụy đến bầu noãn và vào túi phôi qua phía noãn khổng. Quảng đường này dài ngắn khác nhau tùy từng loài, có khi dài đến 50cm nhưở bắp, và vì thế có nhiều tiểu noãn nằm ởđáy tâm bì không được thụ tinh.
1.7.3. Sự thụ tinh đôi ở cây hột kín
H.5.37. Phát triển của hạt phấn và túi noãn trong thụ tinh
Đầu ống phấn đi đến túi phôi, vách nơi chung đụng tiêu đi, hai tinh bào được phóng thích. Sự thụ tinh xảy ra khi: Một tinh bào sẽ kết hợp với noãn cầu cho ra hợp tử chính (2n) là nguồn gốc của phôi và phát triển thành cây mầm sau nầy; một tinh bào còn lại sẽ phối hợp với hai nhân cực để cho ra hợp tử phụ tam tướng (3n) là nguồn gốc của nội nhũ.
Sự thụ tinh đôi nầy đặc biệt và duy nhứt chỉ có ở cây hột kín mà thôi. Tuy nhiên cũng có những hiện tượng bất thường xảy ra như:
* Thụ tinh nhiều: thường chỉ có một ống phấn là xâm nhập được vào túi phôi nhưng có khi có nhiều hơn một ống phấn; trường hợp nầy gặp ở cúc dại (Crepis capillaris), hướng dương (Helianthus annuus), bắp (Zea mays), rau dừa nước (Onothera), keo (Acacia), rau mác (Sagittaria) … Sự thâm nhập nhiều ống phấn vào túi phôi có nghĩa là có nhiều tinh bào, điều nầy đưa đến hai trường hợp có thể xảy ra: