Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.402.559.78 5.369.980

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 39 - 44)

1 Tài sản cố định hữu hình (giá trị còn 0 0

2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.402.559.780 5.369.980.780

B Tổng Nguồn vốn 6.140.000.00 6.140.000.00 I Nợ phải trả 0 0 1 Nợ ngắn hạn 0 0 Vay ngắn hạn 0 0 Nợ ngắn hạn khác 0 0 2 Nợ dài hạn 0 0 Vay dài hạn 0 0 Nợ dài hạn khác 0 0 II Nguồn vốn chủ sở hữu 6.140.000.00 6.140.000.00 1 Nguồn vốn quỹ 0 0

Nguồn vốn kinh doanh 6.140.000.000 6.140.000.000

Các quỹ khác 0 0

2 Nguồn kinh phí 0 0

Nhận xét chung, áp dụng mô hình SWOT

Thế mạnh:

Các thành viên sáng lập công ty TNHH Du Lịch Lâm Sơn là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Lãnh đạo công ty là những người có mối quan hệ rộng rãi và mật thiết với các công ty du lịch và lữ hành, nhất là đối với các công ty lữ hành chuyên phục vụ cho các khách du lịch quốc tế tuyến Hà Nội - Quảng Ninh. Ông Nguyễn Thiếu Lăng – giám đốc Công ty - hiện đang quản lý nhà nghỉ Trúc Sơn tại Khu ngoa ̣i giao đoàn Vạn Phúc – Ba Đình. Ông Nguyễn Viết Minh, hiện đang là giám đốc công ty TNHH Tâm Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, với đối tượng khách chủ yếu là khách du lịch lữ hành nước ngoài.

Hiện nay, công ty đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch sinh thái Lâm Sơn. Đây là khu sinh thái có địa thế đẹp với cảnh núi non hùng vĩ, nằm tại trung tâm cụm du lịch của huyện Lương Sơn-Tỉnh Hòa Bình. Theo quan điểm chủ chủ đầu tư, Khu du lịch sinh thái Lâm Sơn sẽ được bảo tồn giữ nguyên vẻ hoang sơ của núi rừng trong quá trình xây dựng. Những nét hoang sơ này sẽ là điểm nhấn, nét độc đáo riêng tạo nên sức hút của khu du lịch. Mục tiêu của công ty trong đầu tư dự án là thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan nhằm thu hút các khách du lịch trong nước cũng như quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng tại đây.

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các hạng mục đầu tư đều được sử dụng từ nguồn vốn tự có. Do đó, tính độc lập về tài chính của công ty tính đến thời điểm hiện tại là rất cao (số liệu báo cáo tài chính của công ty cho thấy hiện đang độc lập hoàn toàn về mặt tài chính - tỷ lệ vốn chủ/tổng tài sản là 100%).

Hạn chế:

Hòa Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, phải đến những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình mới có chính sách tập trung, chú trọng phát triển ngành dịch vụ này. Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện và đồng bộ, gây những ảnh hưởng nhất định đến việc khuyếch trương và quảng bá hình ảnh du lịch của Tỉnh Hòa Bình.

Theo bà Hoàng Thị Chiển, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, có hai trở ngại lớn khiến ngành “công nghiê ̣p không khói” bấy lâu nay phát triển chưa xứng tầm, đó là chất lượng nguồn nhân lực và sức hút đối với các nhà đầu tư.

Về chất lượng nguồn nhân lực, có thể nói, cả lao động nghiệp vụ, lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của tỉnh Hòa Bình đều mỏng về số lượng và yếu kém về trình độ chuyên môn. Đặc điểm chung là không chuyên nghiệp. Do đó, không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Để khắc phục tình trạng này, hàng năm ngành du lịch Hòa Bình đã mở các lớp tập huấn định kỳ (thường là 3 lớp/năm) về kinh doanh du lịch và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Đối tượng đào tạo là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia những hoạt động có liên quan. Sắp tới, tỉnh chủ trương sẽ tăng cường hơn nữa hình thức đào tạo này.

Mặt khác, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Bởi lẽ, toàn tỉnh hiện chỉ có duy nhất một công ty lữ hành là Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình. Mặc dù là công ty duy nhất có chức năng xây dựng chương trình du lịch quốc tế tại Hoà Bình, song khả năng chuyên nghiệp hoá hoạt động của Công ty còn hạn chế về nhiều mặt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 dự án đầu tư du lịch với quy mô khá lớn, nhưng nhìn chung, hiệu quả thấp. Một số dự án bị ngừng trệ do nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính, một số dự án cơ sở hạ tầng du lịch đầu tư chưa phát huy hiệu quả, nhiều dự án triển khai chậm tiến độ,... Hệ quả tất yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, thiếu sức hút, vai trò của doanh nghiệp còn mờ nhạt. Điển hình như mục tiêu đưa Hồ Hoà Bình trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, mặc dù dự án rất khả thi nhưng cũng chưa tìm kiếm được nhà đầu tư tâm huyết.

Bản thân công ty TNHH Du lịch Lâm Sơn mới chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2005. Công ty đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các hạng mục công trình công ty đều đươ ̣c đầu tư bằng vốn tự có nên công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình để hoàn thành dự án.

Cơ hội:

Thủ tướng Chính phủ Phủ đã có Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/05/2006 về việc phê duyệt chương trình quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010. Theo nhận định của Tổng Cục Du lịch, Đảng và nhà nước ta đã đánh giá đúng tiềm năng du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch Châu á - Thái Bình Dương đang phát triển mạnh. Chương trình quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 nhằm mục tiêu tổng quát là góp

phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 7- 8%/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, mức sống người dân được nâng cao. Do đó, bên cạnh các nhu cầu ăn, mặc, ở đang dần được đáp ứng đầy đủ thì người dân cũng đang hướng tới, tạo cho mình thói quen nghỉ ngơi, thư giãn vào các ngày nghỉ cuối tuần và các dịp lễ hội khác. Vì vậy,cùng với sự phát triển kinh tế, lượng khách nội địa có nhu cầu nghỉ dưỡng đang ngày một tăng cao. Điều này đã tạo nên động lực cho các nhà kinh doanh tìm cách mở rộng thị trường đầu tư nhằm đáp ứng cho các nhu cầu mới phát sinh này.

Theo nhận định của phó thủ tướng Vũ Khoan, du lịch Việt Nam đang có nhiều thuận lợi vì sau những thành công của một loạt các sự kiện văn hóa và thể thao như SEA Games 22, Festival Huế, lễ hội biển Bà Rịa - Vũng Tàu…, khách quốc tế đã đánh giá Việt Nam là một trong những nước an toàn nhất. Ngành du lịch đã tận dụng những sự kiện lớn, nổi bật của đất nước trong năm để tổ chức những tour du lịch hấp dẫn. Không chỉ có Huế với Festival đón chào khách du lịch mà hàng chuỗi các sự kiện của quốc gia đã trở thành những chương trình du lịch lôi cuốn.

Để thu hút du khách, ngành du lịch còn phối hợp với Hãng Hàng không Việt Nam tổ chức các hội chợ, hội thảo về du lịch tại Pháp, Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc với khách quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã song phương miễn visa cho 6 nước ASEAN và đặc biệt là đã chủ động đơn phương miễn visa cho khách Nhật Bản, một thị trường hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch cũng đã chính thức đề nghị Chính phủ cho lập Văn phòng xúc tiến du lịch 3 nước Nhật Bản, Pháp và Mỹ.

Dự kiến vào năm 2010 ngành du lịch sẽ đóng góp 4-5 tỷ USD cho GDP của Việt Nam . Hoạt động du lịch diễn ra sôi động từ đô thị đến nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Hiện nay, nhiều tỉnh thành phố đã coi du lịch là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, là ngành kinh tế số một, số hai của địa phương bởi du lịch là ngành có nhiều lợi thế có thể phát triển nhanh.

Như vậy, có thể thấy tiềm năng thị trường du lịch Việt Nam là rất lớn, có rất nhiều cơ hội để các hãng, các công ty du lịch cùng khai thác.

Thách thức

Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới trở nên phức tạp sau vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch trên thế giới. Nhiều khách du lịch do không an tâm với sự an toàn đã huỷ bỏ chương trình du lịch của mình. Sự kiện này đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng một phần đến ngành Du lịch Việt Nam.

Điểm yếu lâu nay của du lịch Việt Nam là vẫn chưa xây dựng được một thông điệp rõ ràng để tự giới thiệu ra bên ngoài, chưa xác định rõ đâu là lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trước khi thực hiện các kế hoạch quảng bá. Theo đại diện Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương thông báo, VN đứng thứ 87 về chỉ số cạnh tranh du lịch trong 124 nước, đứng sau Singapore, Malaysia và Thái Lan (2007). Trong bối cảnh hiê ̣n nay, tính cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore... đến những nước kém phát triển du lịch hơn như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch.

So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam còn có một số yếu kém như chưa có các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có những sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu và thiếu, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch. Ngoài ra, nhiều du khách cho rằng, du lịch Việt Nam chưa thu hút được khách nước ngoài bởi các sản phẩm du lịch và các dịch vụ “ăn theo” ta ̣i Viê ̣t Nam còn nghèo nàn. Theo thống kê, mỗi khách du lịch nước ngoài chi trả trung bình ở VN hiện nay là 800 USD/tour, trong khi đó họ chi 1.200 USD khi ở Thái Lan và 2.200 USD ở Australia. Thời gian lưu trú của khách ngắn, số tiền trả thấp khiến doanh thu năm 2006 của du lịch VN chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Trong khi, con số này của Malaysia là 17 tỷ USD, Thái Lan là 13 tỷ USD.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w