SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

2.1 Sự cần thiết phải đầu tư

2.1.1 Do yêu cầu ngày càng cao và đa dạng hơn của khách hàng trong việc tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 7%-8%, với nhiều chính sách ưu đãi trong nhiều lĩnh vực, thị trường Việt nam đang được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu và xúc tiến đầu tư. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Điều đó đã khiến cho các nhu cầu liên quan đến hoạt động vui chơi giải trí của con người càng trở nên rõ rệt. Người dân đang dần hình thành và tạo cho mình một thói quen nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc mệt mỏi.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta đã tăng mạnh trong những năm vừa qua. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2005 đạt 3,47 triệu lượt người, tăng 18,4% so với năm trước, trong đó khách đến du lịch 2,04 triệu, tăng 28,9%; thăm thân nhân 505,3 nghìn lượt người, tăng 8,1%; vỡ mục đích khác 427,6 nghìn lượt người, tăng 20,5%; riêng khách vào vì công việc 493,3 nghìn lượt người, giảm 5,4%.

Khách đến Việt Nam từ Mỹ tăng 22,4%; từ Hàn Quốc tăng 36,1%; từ Nhật Bản tăng 20%, từ Đài Loan tăng 11,5%; từ Ô-xtrây-li-a tăng 13%, từ Pháp tăng 21,5%. Đáng chỳ ý là trong năm 2005, khách vào tăng mạnh (trên 50%) ở một số nước có tỷ trọng không lớn như từ Singapore, Thái Lan, Tây Ban Nha...

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy du lịch Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn và an toàn trong mắt khách du lịch nước ngoài. Lượng khách du lịch ngày càng tăng và đa dạng hơn với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đẩy mạnh quảng bá và thu hút khách. Tuy nhiên, đi kèm với điều này là sự đòi hỏi ngành du lịch Việt nam phải ngày càng hoàn thiện hơn trong việc xây dựng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình để kịp đáp ứng và phục vụ các yêu cầu ngày càng tăng này.

2.1.2 Do yêu cầu định hướng phát triển ngành du lịch trong giai đoạn 2001-2010.

Theo quan điểm của Đảng ta “Phát triển du lịch cần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010, Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực. Đó là mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010.

Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gúp phần quan trọng cho thu nhập kinh tế quốc dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), trong những năm tới, viễn cảnh của ngành Du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. WTO đã dự báo, đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần một tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu ở châu Á - Thái Bỡnh Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% du lịch của toàn khu vực.

2.2. Nhu cầu của thị trường

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2006, số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 2,4 triệu người, tăng khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có tỷ lệ tăng trưởng rất cao (từ 86%- 116%). Lượng khách du lịch nội địa cũng gia tăng nhanh chống. Đến nay, toàn ngành đã phục vụ khoảng hơn 8 triệu lượt khách và có khả năng cả năm ngày con số này sẽ đạt 15 triệu khách. Với đà tăng trưởng trên cả hai khía cạnh thu hút khách quốc tế và khách nội địa, giới chuyên môn nhận định nhiều khả năng doanh thu của ngành sẽ vượt chỉ tiêu 30.000 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2005.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng ngành du lịch Việt Nam cùng với thời gian đang ngày càng phát triển. Lượng khách ngày càng tăng với nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng đối với cả các đối tượng khách quốc tế và khách trong nước.

Vì vậy, khi khu du lịch sinh thái Lâm Sơn đi đưa vào hoạt động, khu du lịch sẽ đáp ứng được 1 phần những nhu cầu đang phát của thị trường. Khu du lịch sẽ không chỉ

phục vụ cho các đối tượng là khách du lịch trong nước mà còn cả với các khách du lịch nước ngoài. Ngoài việc góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, khu du lịch sinh thái Lâm Sơn cũng sẽ giải quyết được nhu cầu công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w