Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 94 5 954 Tập 2 Sđd, tr 97.

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 49 - 54)

V- Những Chiến dịch giữ vững và phát triển quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

1Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 94 5 954 Tập 2 Sđd, tr 97.

xứng đáng với lòng trông mong tin cậy của Đảng, của Chính phủ, của quân đội và của nhân dân, trở nên những chiến sĩ đắc lực nhất trong sự nghiệp xây dựng Đảng và giúp Đảng đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công" 1.

(l) (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập. Tập 5. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 480. sau chỉnh huấn chính trị mùa hè năm 1952, quân đội ta tiến hành chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị. Đến đây, đội quân chủ lực trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh đã có 6 đại đoàn bộ binh (308, 304, 312, 316, 320 và 325), 2 trung đoàn bộ binh (148 và 246), 1 đại đoàn công binh, pháo binh (351). Liên khu III có Trung đoàn 46. Việt Bắc có Trung đoàn 238. Liên khu V có trung đoàn 803. Nam Bộ có Tiểu đoàn 302, Tiểu đoàn 307.

Tại các đơn ví, chỉnh huấn quân sự được đẩy mạnh. Thông qua chính huấn, trình độ chiến thuật, kĩ thuật của bộ đội được nâng cao theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu sắp tới.

Công tác xây dựng hậu phương kháng chiến được đẩy lên một bước. Phong trào sản xuất và tiết kiệm nhanh chóng được toàn dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Để động viên các tầng lớp nhân dân phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Hội nghị thi đua toàn quốc, toàn quân.

Ngày 1-5-1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất khai mạc, gồm có 154 đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang. Đại hội long trọng tuyên dương 7 anh hùng: Cù Chính Lan (liệt sĩ), Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.

Phong trào thi đua yêu nước như một luồng sinh khí mới cổ

vũ quân và dân ta nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt khó khăn gian khổ, tiếp tục lập công trên các mặt trận.

Trong khi cuộc vận động chỉnh Đảng, chỉnh quân đang diễn ra sôi nổi, thì Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh đã hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến Thu - Đông 1952 với hướng tiến công chính là Tây Bắc Bậc Bộ. Đây là nơi địch sơ hở, nhưng lại rất hiểm yếu, khi bị tiến công, nhất định chúng sẽ đưa lực lượng từ nơi khác đến đối phó.

Tây Bắc là chiến trường rừng núi rộng lớn nằm ở phía tây bắc Bắc Bộ nước ta. Phía tây là biên giới Việt - Lào, giáp hai tỉnh Phong Xa Lì và Sầm Nưa. Phía đông giáp căn cứ địa Việt Bắc. Phía bắc là biên giới Việt - Trung, đối diện với tỉnh Lào Cai là tỉnh Vân Nam. Phía nam là tỉnh Hoà Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III, Liên khu IV.

Miền Tây Bắc gồm 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu với dân số khoảng 440.000 người. Đường vào Tây Bắc chỉ có hai trục lớn: Đường 41 từ Hoà Bình đi Mộc Châu; Đường 13 từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ.

Ở vùng Tây Bắc, sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), tàn quân Pháp vẫn lén lút hoạt động. Sau Cách mạng tháng Tám, lợi dụng chính quyền nhân dân còn rất non yếu, cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng hầu như chưa có, thực dân Pháp dựa vào bọn phản động trong thổ ti, lang, đạo và quân Tưởng, đưa tàn quân từ Trung Quốc về thiết lập các vị trí chiếm đóng. Vì vậy, Tây Bắc sớm trở thành vùng địch tạm chiếm.

Thực hiện chủ trương chuyển hướng tiến công chiến lược, từ tháng 4-1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị tiến hành công tác chuẩn bị chiến dịch, với quyết tâm tiêu diệt địch, giải phóng Tây Bắc.

Lực lượng địch ở Tây Bắc có 8 tiểu đoàn và 43 đại đội, 1 1 khẩu pháo được bố trí phân tán trên 14 cứ điểm.

(308, 312 và 316), 6 đại đội sơn pháo 75 mm (24 khẩu), 3 đại đội cối 120 mm (12 khẩu)...

Lực lượng vật chất đảm bảo cho chiến dịch có khoảng 9.000 tấn lương thực, thực phẩm; 120 tấn vũ khí, đạn dược và dụng cụ thuốc men. Số dân công được huy động khoảng 194.400 người, chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải từ hậu phương ra tiền tuyến. về nhân lực, vật lực, Trung ương giao cho các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên trực tiếp phục vụ hướng Nghĩa Lộ; các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nam... trực tiếp phục vụ hướng Đường 41 đi Sơn La.

Chiến dịch Tây Bắc nhằm thực hiện 3 mục tiêu: tiêu diệt địch, giải phóng đất, tranh thủ dân; trong đó, mục tiêu quan trọng hơn cả là tiêu diệt địch.

Trong khi bộ đội ở Tây Bắc tiến vào vị trí tập kết thì ở đồng bằng Liên khu III, quân ta tổ chức hoạt động nghi binh, làm lạc hướng phán đoán của địch.

Ngày 14-10-1952, quân ta nổ súng tiến công Nghĩa Lộ, mở màn chiến dịch. Trải qua hai tháng chiến đấu, đến ngày 10-12- 1952, chiến dịch kết thúc thắng lợi.

Trên cả hai mặt trận Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, quân ta đã tiêu diệt và làm bị thương 13.000 dịch (riêng Tây Bắc là 6.029 tên); phá vỡ toàn bộ hệ thống ngụy quân, ngụy quyền; đập tan âm mưu lập "Xứ Thái tự trị" của địch; giải phóng 8/10 đất đai vùng Tây Bắc, gồm toàn bộ tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản), 4 huyện phía nam tỉnh Lai Châu và 2 huyện thuộc tỉnh Yên Bái, rộng 28.500 km2, với 250.000 dân. Thế uy hiếp của địch đối với Việt Bắc từ phía tây và đối với Thượng Lào từ phía đông bị phá vỡ. Chiến thắng Tây Bắc làm cho binh lính địch thêm hoang mang, lo sợ. Các nhà chỉ huy quân sự Pháp ở Đông Dương cảm thấy bế tắc, bi quan trước sự tiến triển của cuộc chiến tranh ngày càng bất lợi cho chúng.

chính trị và kinh tế. Với chiến thắng Tây Bắc, hình thái chiến trường thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Ta đã giữ vững và từng bước mở rộng quyền chủ động về chiến lược; các lực lượng vũ trang nhân dân của ta tích luỹ thêm kinh nghiệm tác chiến trên quy mô lớn, sự hiệp đồng tác chiến cao giữa các binh chủng trên chiến trường rừng núi; đặc biệt, thông qua chiến đấu và chiến thắng, bộ đội chủ lực của ta quen dần cách đánh hệ thống cứ điểm mạnh. Sau chiến thắng Tây Bắc, nhân dân các dân tộc Tây Bắc ra sức xây dựng. củng cố vùng mới giải phóng; truy lùng thổ phỉ, biệt kích, khắc phục sản xuất. Các đại đoàn chủ lực bước vào đợt huấn luyện, tập đánh cứ điểm mạnh, chuẩn bị cho đợt tác chiến mới.

Trong không khí chiến thắng trên chiến trường cả nước, những ngày cuối tháng 1-1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 4. Hội nghị nhận định: Bộ đội ta tiến bộ nhiều về tinh thần, về chiến thuật cũng như kĩ thuật, trình độ tác chiến ngày một nâng cao ở cả địa hình đồng bằng, trung du và miền núi.

Hội nghị đề ra phương châm tác chiến: Tạm thời tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, đánh địch ở những nơi địch sơ hở, đồng thời phải hoạt động ở sau lưng địch.

Hội nghị xác định nhiệm vụ chính trong năm 1953 là: tiêu diệt sinh lực địch, phá âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; bồi dưỡng lực lượng nhân dân, lực lượng kháng chiến. Sau chiến thắng Tây Bắc, cách mạng Việt Nam có điều kiện phối hợp với cách mạng Lào hơn trước. Trên cơ sở phân tích tình hình mọi mặt, Tổng Quân uỷ đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cho phối hợp với quân và dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào, tiến công Sầm Nưa nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai; phối hợp với nhân dân và quân giải phóng Pathét Lào chống kẻ thù chung, giúp Chính phủ kháng chiến Lào xây dựng những căn cứ du kích, mở rộng ảnh hưởng trong nhân dân để đưa cuộc

kháng chiến Lào phát triển đi lên. Đồng thời, phá thế bố trí chiến lược của địch ở miền Bắc Đông Dương, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó, ngăn chặn âm mưu củng cố Tây Bắc và bình định đồng bằng của địch.

Lực lượng của ta tham gia chiến dịch Thượng Lào gồm có 4 đại đoàn (308, 316, 312 và 304) và Trung đoàn 148. Ngoài ra, con có 7 đại đội pháo binh, 2 tiểu đoàn súng phòng không 12,7 mm, 1 tiểu đoàn thông tin. Ngày 3-4-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch: "Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình..." 1.

Theo kế hoạch tác chiến, hướng chính của Chiến dịch là Sầm Nưa; hướng phối hợp là lưu vực sông Nậm Hu và Xiêng Khoảng.

Ngày 9-4-1953, các đơn vị tham gia chiến dịch được lệnh vượt biên giới đến vị trí tập kết.

Ngày 12-4-1953, phát hiện các đơn vị đi đầu của quân ta đang tiến về hướng Sầm Nưa, Tướng Xalăng đã vội ra lệnh cho toàn bộ quân Pháp bỏ thị xã rút chạy. Trước tình hình đó, bộ đội ta kịp thời chuyển phương án vận động từ xa đến bao vây, đánh địch trong công sự vững chắc, sang phương án vận động truy kích tiêu diệt địch, bắt đầu từ ngày 13-4-1953.

Trải qua hơn một tháng vận động truy kích tiêu diệt địch, ngày 18-5-1953, chiến dịch Thượng Lào kết thúc. Trong chiến địch này, ta và bạn đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 2.800 địch (bằng 115 tổng số lực lượng địch ở Lào), giải phóng trên 4.000 km2, gồm toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phong Xa Lì (chiếm 1/5 diện tích Bắc Lào) với hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 49 - 54)