Viện lịch sử quân sự: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 26 - 32)

IV- Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến về mọi mặt

1. Viện lịch sử quân sự: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

sát với tình hình địa phương, dân chủ và công bằng. Theo quy định của Chính phủ, công điền được chia cho tất cả nông dân nam, nữ từ 16 tuổi trở lên, trừ các phần tử Việt gian đã thành án. Những người ngụ cư mà tự nguyện trực tiếp canh tác và nếu nhân dân đều bằng lòng thì cũng được chia; thương binh, bệnh binh, gia đình tử sĩ được ưu đãi. Gia đình có con em đi lính cho Pháp cũng được chia ruộng để sản xuất.

Ngày 5-3-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh ban hành

Bản điều lệ tạm thời sử dụng công điền công thổgồm 7 chương, quy định nguyên tắc chia, đối tượng được chia, cách chia, nghĩa vụ và quyền hạn của người được lĩnh công điền công thổ...

Chính phủ chủ trương tiếp tục khuyến khích địa chủ không phải là Việt gian, nhất là địa chủ lớn ở Nam Bộ hiến ruộng cho Nhà nước. Theo quyết định của Hội nghị Hội đồng Chính phủ (từ ngày 18 đến ngày 20~8-1952), Chính phủ chỉ nhận ruộng hiến của những người có thừa ruộng. Còn đối với những người chỉ đủ hoặc thiếu ruộng nhưng đã hiến ruộng thì Chính phủ sẽ trả lại. Chính phủ cũng quyết định không nhận ruộng hoang, chỉ nhận ruộng cày cấy được và giao cho Uỷ ban kháng chiến hành chính các địa phương được quyền nhận ruộng hiến. Số ruộng hiến sẽ được chia cho dân cày thiếu ruộng trong thời hạn 10 năm.

Trong kháng chiến, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện chính sách tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian để tạm cấp cho nông dân. Tuy nhiên, trong khi xác định và thực hiện chính sách tịch thu loại ruộng đất này lại chưa có sự thống nhất giữa các địa phương về quan niệm. Để khắc phục tình trạng đó, ngày 9-10-1952, Bộ Canh nông ra Thông tư số 22 - CN - RĐ, giải thích rõ thế nào là ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian. Thông tư còn nhấn mạnh các địa phương phải tạm cấp hết số ruộng đất này cho dân cày, không được giữ lại cho chính quyền, đoàn thể. Thời hạn tạm cấp là 10 năm và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ dân nghèo về giống, vốn,

dụng cụ để họ sản xuất có kết quả trên ruộng đất được tạm cấp. Ngày 14-12-1952, Liên bộ Canh nông - Nội vụ - Tư pháp ra thông tư giải thích thêm về thể lệ sử dụng ruộng đất "vắng chủ” để Uỷ ban kháng chiến hành chính các liên khu và Hà Nội áp dụng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương mình.

Từ nhiều nguồn khác nhau, số ruộng đất được tạm cấp, tạm giao cho nông dân lao động chiếm một diện tích khá lớn. Theo số liệu thống kê ở 3.035 xã ở miền Bắc, việc chia ruộng đất cho nông dân đạt được kết quả như sau:

- Số ruộng đất của thực dân Pháp đã được tịch thu chia cho nông dân là 26.800 ha.

- Số ruộng đất của địa chủ được đem chia cho nông dân là 156.600 ha.

- Số ruộng đất tịch thu của nhà chung đem chia cho nông dân là 3.200 ha.

- Số ruộng đất công và nửa công được chia là 289.300 ha. Đến năm 1953, địa chủ chiếm 2,3% dân số và chỉ còn chiếm 18% tổng số ruộng đất. Nông dân lao động chiếm 92,5% dân số và nắm trong tay 70,7% tổng số ruộng đất.

Như vậy, từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước cải cách ruộng đất, do việc thực hiện một cách có hệ thống những cải cách dân chủ, trong nông thôn đã có những chuyển biến khá lớn về chế độ sở hữu ruộng đất cũng như về quan hệ các giai cấp. Sự chiếm hữu ruộng đất của thực dân, địa chủ đã bị thu hẹp rất nhiều. Trong khi đó quyền sở hữu ruộng đất của nông dân được mở rộng, đời sống của nông dân được cải thiện từng bước, xu hướng trung nông hoá xuất hiện ở nông thôn.

Sự chuyển biến đó khẳng định đường lối tiến hành cải cách, dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến, đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất trong phạm vi không có hại cho sự đoàn kết dân tộc của Đảng và Chính phủ ta là đúng đắn, sáng

tạo, phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam.

Từ năm 1953, cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cuối cùng với những tháng lợi to lớn trên.các mặt trận. Đảng và Chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất.

Tháng 1-1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 4 để kiểm điểm việc thi hành chính sách ruộng đất trong quá trình kháng chiến và đề ra 5 công tác chính trong năm 1953 là: Phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đẩy mạnh công tác chỉnh quân, tăng cường công tác kinh tế tài chính, công tác vùng sau lưng địch; trong đó công tác chính số một là phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức. Hội nghị thông qua bản Dự thảo cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam về chính sách ruộng đất.

Tháng 11-1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban tháp hành Trung ương Đảng và Hội nghị đại biểu toàn quốc của đảng thông qua

Cương lĩnh ruộng đất; đồng thời quyết định tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Tháng 12-1953, tạt kì họp lần thứ 3, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất.

Từ tháng 4 đến tháng 8-1953, đợt 1 cuộc phát động quần chúng giảm tô được thực hiện trong 22 xã thuộc Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV Đến tháng 9-1954, chúng ta đã tiến hành 5 đợt giảm tô trong 830 xã ở miền Bắc.

Cùng với giảm tô, từ 25-11-1953, cải cách ruộng đất được thực hiện thỉ điểm trong 6 xã thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Đến tháng 5-1954, đợt 1 cải cách ruộng đất được tiến hành trong 47 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và 6 xã thuộc tỉnh Thanh Hoá.

Cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất được tiếp tục thực hiện trên quy mô rộng lớn ở miền Bắc sau khi hoà bình lập lại. Trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm phải một số sai lầm như đấu tố cả những địa chủ kháng

chiến, những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng; quy nhầm một số nông dân, cán bộ, bộ đội, đảng viên thành địa chủ.

Sai lầm trong cải cách ruộng đất được Đảng và Chính phủ phát hiện và có chủ trương, biện pháp sửa sai ngay khi kết thúc cải cách. Nhờ đó mà hậu quả được hạn chế và ý nghĩa của cải cách ruộng đất vẫn hết sức to lớn.

Việc thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến đã từng bước xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến, giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự trói buộc của quan hệ sản xuất đã quá lạc hậu, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân. Thông qua đó, nông dân càng tích cực đẩy mạnh sản xuất, hăng hái tham gia đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp kháng chiến.

Cùng với nông nghiệp, các ngành sản xuất công nghiệp vượt qua mọi khó khăn để bảo đảm nhu cầu của kháng chiến.

Công nghiệp quốc phòng đã sản xuất được các loại vũ khí mới (súng SKZ, súng phóng bom, súng Badôka, súng cối...). Trong những năm 1951-1953, từ Liên khư IV trở ra, chúng ta sản xuất được 1.310 tấn vũ khí đạn dược.

Ngành công nghiệp cơ khí sản xuất máy công cụ và tư liệu sản xuất được chú trọng và phát triển, phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như đời sống của nhân dân, phá tan âm mưu phong toả của địch. Bên cạnh hàng chục nhà máy cơ khí quốc doanh, còn có hàng nghìn cơ sở cơ khí nhỏ của tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng vạn sản phẩm công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, các địa phương trong cả nước đều tích cực đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho cán bộ, bộ đội và nhân dân. Các tỉnh Liên khu IV mở thêm nhiều xưởng sản xuất giấy, xà phòng, xưởng dệt, phát triển các khung dệt gia đình, khuyến khích nghề ươm tơ, dệt lụa. Liên khu V mở rộng diện tích trồng

bông, phát triển mạnh nghề dệt lụa, dệt vải. Các tỉnh ở Nam Bộ tiếp tục phát triển nghề dệt vải, chiếu, làm nước mắm, làm đường, xà phòng, sản xuất giấy gòn, giấy sáp và nhiều thứ thuốc chữa bệnh...

Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, Chính phủ thực hiện chủ trương tăng thu giảm chi, thống nhất quản lí tài chính để tránh lạm phát, giữ giá hàng, đấu tranh kinh tế với địch, mở mang mậu dịch đối ngoại; chấn chỉnh công tác tài chính, ngân hàng và phát hành giấy bạc mới, thành lập mậu dịch quốc doanh.

Ngày 1-5-1951, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 13/SL về cải cách chế độ đảm phụ, bãi bỏ các thứ đóng góp cũ như thuế công lương, thuế điền thổ, bãi bỏ việc mua thóc định giá và đặt ra thuế nông nghiệp thu bằng thóc. Thuế nông nghiệp được đề ra theo nguyên tắc đảm bảo cung cấp cho nhu cầu kháng chiến, phù hợp với khả năng đóng góp của mỗi tầng lớp ở nông thôn, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thống nhất và đơn giản chế độ đảm phụ cho dân, thực hiện đóng góp công bằng. Từ năm 1951 đến năm 1954, từ Liên khu IV trở ra, Nhà nước thu được 1.322.620 tấn thóc thuế nông nghiệp. Với biểu thuế luỹ tiến, chúng ta đã giảm nhẹ phần đóng góp của nông dân lao động.

Thắng lợi của việc thực hiện thuế nông nghiệp là thắng lợi rất căn bản của ta về kinh tế. Nhờ đó, phong trào tăng gia sản xuất được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhà nước đã tập hợp những số liệu dầu tiên về dân số, diện tích, sản lượng của từng địa phương làm cơ sở để chủ động xây dựng kế hoạch kinh tế kháng chiến. Qua chỉ đạo tổ chức thực hiện thuế nông nghiệp, bộ máy kinh tế của Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.

Cùng với việc thống nhất các đảm phụ ở nông thôn và thuế nông nghiệp, ngày 22-7-1951, Chính phủ ra sắc lệnh bãi bỏ thúc môn bài, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp và các thứ thuế gián thu hiện hành, đặt thuế công - thương nghiệp và thuế hàng hoá. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành hai bản

điều lệ tạm thời về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá. Các bản điều lệ quy định thể thức tính và thu thuế theo các nguyên tắc: 1) Động viên đóng góp theo khả năng của các ngành công thương nghiệp: 2) Khuyến khích những hoạt động công thương có lợi cho sản xuất, cho nhân dân và cho công cuộc kháng chiến kiến quốc; 3) Thực hiện đóng góp hợp lí và giản tiện.

Chính sách thuế nhập khẩu, thuế sát sinh... cũng được ban hành.

Ngành thuế được xây dựng để phụ trách các thứ thuế thu bằng tiền.

Các chi sở thuế được thành lập. Nhờ đó, số thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá thu bằng tiền trong 5 tháng cuối năm 1951 tăng gấp 6 lân so với 6 tháng đầu năm 1.

Ngày 6-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam nhằm phát hành giấy bạc ngân hàng, điều hoà sự lưu thông tiền tệ; quản lí ngân quỹ quốc gia, quản lí ngoại tệ, quản lí kim dụng bằng các thể lệ hành chính, đấu tranh tiền tệ với địch. Đến ngày 10-6-1951, Chính phủ phát hành giấy bạc Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng ra đời cùng với giấy bạc Ngân hàng Việt Nam đã khẳng định nền tài chính của một quốc gia độc lập. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra dời đã góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính, đẩy mạnh kháng chiến.

Mậu dịch Quốc doanh cũng được thành lập theo Sắc lệnh 22/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 14-5-1951, nhằm thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hoá cần thiết cho kháng chiến và đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất, quản lí thị trường, tổ chức trao đổi hàng hoá với các nước bạn; đồng thời đấu tranh kinh tế với địch.

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)