Hồ Chí Minh: Toàn tập Tập VI NXB Chính trị Quốc gia HàN ội 1995 tr

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 36 - 39)

IV- Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến về mọi mặt

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập Tập VI NXB Chính trị Quốc gia HàN ội 1995 tr

bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau. Sự ra đời Liên minh Việt - Miền - Lào là một thắng lợi mới của chiến lược đại đoàn kết ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương, đoàn kết các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ thế giới của Đảng và Chính phủ ta, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết quốc tế nhằm đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.

Về văn hoá - giáo dục - y tế.

Đảng và Chính phủ rất chú trọng xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng, khai thác vốn văn hoá, văn nghệ dân tộc; tổ chức và hướng dẫn văn nghệ sĩ đi vào thực tế sản xuất và chiến đấu, phục vụ kháng chiến. Ngày 6-6-1951, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Nha Thông tin trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Cuối năm này, Hội đồng Chính phủ chủ trương kiện toàn Ban Văn hoá xã hội, thành lập Nha Văn nghệ, đặt Quốc gia ấn Cục vào Ban Văn xã.

Ngày 24-2-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 83/SL hợp nhất Nha Thông tin và Vụ Văn học nghệ thuật thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Ngày 15-3-1953, Chính phủ ra Sắc lệnh số 14/SL thành lập Quốc doanh Điện ảnh và Chiếu bóng Việt Nam. Cùng với sự ra đời của ngành Điện ảnh, các đội chiếu bóng được thành lập. Các bộ phim Việt Nam kháng chiến, Việt Nam trên đường thắng lợi .

. . được xây dựng.

Phong trào bình dân học vụ tiếp tục được Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Ngày 24-2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư nhắc nhở Nha Bình dân học vụ phải làm cho tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết và lúc đó mới là thắng lợi hoàn toàn trên mặt trận diệt dốt. Đến năm 1952, khoảng 14 triệu người đã thoát nạn mù chữ.

Phong trào bổ túc văn hoá được đẩy mạnh. Khắp các cơ quan, các khu vực dân cư, các đơn vị bộ đội và dân công đều tổ chức các lớp học bổ túc văn hoá. Đến tháng 9-1953, trong các

vùng tự do đã có 10450 lớp bổ túc văn hoá, với 335.946 học viên. Một số trường phổ thông lao động ở Trung ương và địa phương được thành lập.

Giáo dục phổ thông phát triển mạnh theo hướng cải cách giáo dục năm 1950. Tháng 7-1951, Đại hội Giáo dục toàn quốc được tổ chức. Đại hội xác định phương châm giáo dục là phục vụ kháng chiến, chủ yếu là tiền tuyến; phục vụ nhân dân, chủ yếu là công - nông - binh.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 30-10-1951, Bộ Quốc gia Giáo dục ra Thông tư số 49/TT-TKV quy định tổ chức trường phổ thông 9 năm. Các cấp quản lí giáo dục phổ thông trung học được quy định rõ: ở Trung ương có Nha Giáo dục phổ thông (được thành lập trên cơ sở hợp nhất Nha Tiểu học và Nha Trung học); ở Liên khu là Khu Giáo dục phổ thông; ở tỉnh là Ty Giáo dục phổ thông.

Ngày 3-11-1951, Bộ Quốc gia Giáo dục ra nghị định bãi bỏ các Hội giúp việc giáo dục tỉnh và xã; tổ chức tại mỗi tỉnh một Tiểu ban giáo dục có nhiệm vụ nghiên cứu chủ trương, chính sách giáo dục của Chính phủ và tình hình giáo dục địa phương để định ra chương trình, kế hoạch giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương. Thành phần Tiểu ban giáo dục gồm đại biểu Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh, Trưởng ty giáo dục phổ thông, Trưởng ty bổ túc văn hoá.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, Nhà nước coi trọng việc chấn chỉnh hệ thống các trường sư phạm. Theo hướng ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục ra một loạt nghị định về củng cố, sắp xếp lại hệ thống các trường chuyên nghiệp nói chung và trường sư phạm nói riêng. Nghị định số 233/NĐ (1-10-1951) sáp nhập Trường Sư phạm sơ cấp Việt Bắc vào Trường Sư phạm trung cấp Trung ương; Nghị định số 234/NĐ (1- 10-1951) thành lập Khu học xá trung ương gồm 3 trường: Trường Khoa học cơ bản, Trường Sư phạm cao cấp, Trường Sư phạm trung cấp Trung ương; Nghị định số

276/NĐ (11-10-1951) bãi bỏ Ban Sư phạm Đại học Khoa học và thành lập Trường Sư phạm cao cấp để đào tạo giáo viên cấp III Cho Các trường phổ thông; Nghị định số 277/NĐ (11-10-1951) mở lớp Dự bị đại học một năm vào đầu năm học 1952 tại Liên khu IV, gồm hai ban: Ban Khoa học xã hội (các môn học: Triết học và chính trị, Văn chương Việt Nam, Sinh ngữ, Lịch sử văn học thế giới, Sử, Địa, Kinh tế) và Ban Khoa học tự nhiên (các môn học: Toán, Lí, Hoá, Vạn vật).

Tính đến năm 1953, trong các vùng tự do có 769.640 học sinh phổ thông từ cấp I đến cấp III. Năm 1954, số học sinh tăng lên 1132.196 người. Trong khoảng ba năm (1951 - 1953), Nhà nước đã đào tạo được 7.000 cán bộ kĩ thuật. Đó là không kể hàng ngàn cán bộ, sinh viên tốt nghiệp đại học và học sinh tốt nghiệp phổ thông được đưa đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Trong cả nước đã hình thành 3 trung tâm đại học và cao đẳng: Việt Bắc, Khu IV và Khu học xá Trung ương (l) .

Công tác chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được chú ý. Hệ thống bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng rộng khắp. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được phát động rộng rãi trong toàn dân. Nạn đói và bệnh dịch được đẩy lùi về cơ bản. Nếp sống mới nảy nở, ngày càng lan rộng khắp các vùng tự do.

Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục đã làm tăng thêm sức mạnh của hậu phương kháng chiến. Đây chính là một nhân tố rất căn bản, có tính quyết định hắng lợi của quân đội ta trên mặt trận quân sự.

Lịch sử Chính phủ Việt Nam... Sđd, tr. 223.

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)