Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 194 5 1954 Tập 2 Sđd, tr

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 43 - 49)

V- Những Chiến dịch giữ vững và phát triển quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

1. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 194 5 1954 Tập 2 Sđd, tr

Tính chung trên các chiến trường toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 1951, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm bị thương gần 40.000 địch. Riêng ở Bắc Bộ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 32.000 tên địch (trong ba Chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà - Nam - Ninh, số địch bị diệt là 17.000 tên). Ta thu gần 10.000 súng các loại.

Tuy nhiên, vì địa bàn ba chiến dịch trên không lợi cho ta, mà có lợi cho địch trong việc phát huy ưu thế về binh khí kĩ thuật và cơ động, nên kết quả chiến đấu bị hạn chế. Địch bị thiệt hại nặng, nhưng ta cũng bị tiêu hao lớn; có chiến dịch không đạt được mục tiêu đề ra. Cả ba chiến dịch đã gây trở ngại cho địch trong việc thực hiện kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi, nhưng sức chiến đấu của bộ đội ta cũng bị giảm sút. Ta không phát huy được thế chủ động chiến lược giành được từ chiến dịch Biên giới; chưa phá được phòng tuyến của địch, chưa làm thay đổi được cục diện chiến trường đồng bằng Bắc Bộ.

Về phía thực dân Pháp, sau một thời gian đối phó với các cuộc tiến công của ta ở Trung du, Đường số 18 và Hà - Nam - Ninh, chúng tăng cường chiến tranh tổng lực, đánh phá dữ dội cơ sở kháng chiến trong vùng tạm chiếm, cướp đoạt tài sản, giành giật nhân lực, vật lực, chống lại chiến tranh du kích, gây cho ta nhiều khó khăn mới. Các căn cứ du kích và khu du kích của ta ở đồng bằng bị đánh phá nặng nề; nhiều vùng bị chúng chiếm đóng trở lại. Hàng ngàn vị trí, tháp canh của địch được dựng khắp nơi. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong vùng tạm bị địch chiếm gặp rất nhiều khó khăn.

Trước tình hình trên, nhằm phá tan âm mưu thâm độc của địch, đưa những hoạt động kháng chiến ở vùng sau lưng địch, nhất là chiến tranh du kích vượt qua khó khăn để phát triển đi lên, Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ ngày 27-9 đến 5-10-1951) tập trung bàn về "nhiệm vụ và phương châm công tác trong vùng tạm bị chiếm và vùng du kích". Hội nghị nêu rõ: Công tác vùng tạm bị chiếm và vùng du

kích là một công tác rất quan trọng; đề ra mục đích, phương châm và nhiệm vụ của toàn bộ công tác ở vùng sau lưng địch là nhằm vào vận động quần chúng đấu tranh, vận động binh lính địch, thực hành chiến tranh du kích, phá chính sách bình định của Pháp và chính quyền tay sai.

Hội nghị chia vùng sau lưng địch thành vùng tạm chiếm và vùng du kích, hoạt động theo hai phương châm khác nhau: Vùng tạm bị địch chiếm lấy xây dựng cơ sở, đấu tranh chính trị và kinh tế làm chính; vùng du kích lấy đấu tranh vũ trang làm chính, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và kinh tế.

Vùng sau lưng địch lúc này có ba công tác chính: Dân vận, vận động ngụy binh và đẩy mạnh chiến tranh du kích, trong đó dân vận là gốc của mọi công tác.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai đánh dấu bước phát triển của Đảng về công tác chỉ đạo mặt trận vùng sau lưng địch. Nghị quyết Hội nghị có tác dụng hướng dẫn kịp thời cuộc đấu tranh gay go, ác liệt của nhân dân vùng sau lưng địch chống lại chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của kẻ thù.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ hai, quân và dân trong cả nước đẩy mạnh mọi mặt hoạt động, chuyển hướng mạnh mẽ công tác trong vùng sau lưng địch, phối hợp chặt chẽ chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, giành thắng lợi mới.

Trong khi đó, từ cuối năm 1951, sức ép từ nhau phía một lần nữa lại đè nặng lên Chính phủ Pháp. Cùng với gánh nặng chiến tranh ở thuộc địa, Chính phủ Pháp phải góp 10 sư đoàn cho khối Bắc Đại Tây Dương (NATO). Điều này càng làm cho tình hình kinh tế - xã hội của nước Pháp trở nên căng thẳng. Sức ép về chính trị của nhân dân Pháp cũng như của các phe phái trong Quốc hội đã lên đến tột đỉnh.

Trong hoàn cảnh ấy, những người cầm đầu Chính phủ Pháp muốn có một thắng lợi quân sự vang dội để vừa xoa dịu dư luận, trấn an tinh thần binh sĩ, vừa để tranh thủ viện trợ của Mĩ. Việc vạch ra kế hoạch đánh chiếm Hoà Bình của Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương chính là nhằm mục đích ấy.

Tỉnh Hoà Bình có 15 vạn dân, nằm ở phía tây nam đồng bằng Bắc Bộ. Thị xã Hoà Bình là trung tâm chính trị của đồng bào dân tộc Mường, cách Hà Nội 75 km. Sau thất bại trên mặt trận Biên giới thu - đông 1950, quân Pháp đã phải rút khỏi Hoà Bình. Một vùng tự do rộng lớn ở phía tây, cửa ngõ nối liền vùng tự do với đồng bằng Bắc Bộ qua Chợ Bến, qua sông Đà, đã được giải phóng. Trong gần một năm sau đó, nhân lực, vật lực từ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh vượt qua Đường 6 được chuyển ra phía bắc chi viện cho các chiến dịch lớn.

Đánh chiếm Hoà Bình, Đờ Lát hi vọng lập lại hành lang đông - tây ngăn chặn con đường giao thông của kháng chiến từ Bắc vào Nam, buộc chủ lực của đối phương phải tham chiến; qua đó giành thắng lợi quân sự để ổn định quân ngụy và dựng lại Xứ Mường tự trị.

Sau khi củng cố thế phòng ngự, tăng cường lực lượng và đẩy mạnh bình định, ngày 9-11-1951, Đờ Lát sử dụng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh (gồm 20 tiểu đoàn bộ binh, 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 2 đại đội xe tăng và nhiều tàu thuyền) mở cuộc hành quân Tuylíp (Tulipe), tiến công Chợ Bến, cắt đường di chuyển của bộ đội ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Ngày 14-11, chúng mở cuộc hành quân Lôtuýt (Lotus) đánh chiếm Hoà Bình. Trong ngày 15-11, chúng đã hoàn thành việc chiếm đóng các vị trí then chốt trong khu vực Hoà Bình - Đường 6 - Sông Đà - Ba Vì. Ngay sau khi đặt chân lên Hoà Bình, địch đã xây dựng hệ thống phòng ngự dã chiến với 28 cứ điểm lớn nhỏ bằng đất, gỗ, có hàng rào dây thép gai bao bọc. Mỗi cứ điểm có từ 1 - 2 đại đội bộ binh chốt giữ. Lần đầu tiên trên chiến trường Đông Dương, một hình thức tổ chức chiếm

đóng quy mô tương đối lớn xuất hiện ở khu vực Hoà Bình - Sông Đà - Đường 6.

Ngày 24-11-1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22 về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hoà Bình của địch". Sau khi vạch rõ âm mưu của địch, Chỉ thị khẳng định: Địch đánh ra Hoà Bình là một cơ hội tốt để ta diệt địch, bởi vì lực lượng chúng bị phân tán trên một tuyến dài đi sâu vào vùng tự do của ta, vốn không lợi cho chúng về địa hình. Hơn nữa, đây cũng là một dịp rất thuận lợi cho ta đẩy mạnh chiến tranh nhân dân ở vùng sau lưng địch, khoét sâu mâu thuẫn cơ bản giữa tập trung và phân tán lực lượng của địch.

Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch đánh địch trên cả hai mặt trận: chính diện (Hoà Bình) và sau lưng địch (trung du và đồng bằng Bắc Bộ).

Lực lượng tham gia đánh địch ở mặt trận Hoà Bình có 3 đại đoàn (308, 312 và 304); ở mặt trận sau lưng địch có 2 đại đoàn (316 và 320). Ngoài ra, lực lượng bộ đội địa phương và dân quân, du kích cũng được điều động phối hợp.

Chỉ sau mấy ngày địch chiếm đóng, thị xã Hoà Bình bị vây chặt trong một vòng đai lửa của quân ta, khiến địch phải núp kín dưới hầm. Trên phòng tuyến sông Đà, nhiều đoàn tàu chiến của địch bị đánh đắm. Các vị trí kiên cố nhất, như Ba Vì, Đá Chông, Tu Vũ lần lượt bị quân ta tiêu diệt.

Trải qua hơn hai tháng chiến đấu (từ ngày 10-12-1951 đến 25-2- 1952), trên cả hai mặt trận, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt khoảng 22.000 địch. Riêng mặt trận vùng sau lưng địch, tá đã tiêu diệt 15.000 tên; san phẳng, bức hàng và bức rút hơn 1.000 đồn bốt, tháp canh của địch (chiếm 2/3 tổng số đồn bốt, tháp canh). Ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực Hoà Bình - Sông Đà rộng 2.000 km2, với 15 vạn dân; làm chủ hoàn toàn phía tây đồng bằng Bắc Bộ; bảo vệ toàn vẹn con đường giao thông chiến lược của kháng chiến từ Việt Bắc đến Nam Bộ; phá tan âm mưu thâm độc chia rẽ đồng bào các dân tộc và chính

sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của địch ở Hoà Bình. Các căn cứ du kích được mở rộng và nối liền thành một thế liên hoàn từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hàm Đông. Phần lớn kết quả bình định đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1951 của địch bị phá vỡ. Âm mưu phản công tiêu diệt bộ đội chủ lực ta, giành lại quyền chủ động chiến lược của địch bị đập tan.

Chiến thắng Hoà Bình là chiến thắng quân sự tình nhất của ta từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. Nó đã làm tan vỡ toàn bộ kế hoạch quân sự của Tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi, cắt đứt mọi hi vọng giành quyền chủ động của quân Pháp từ đó về sau.

Chiến thắng Hoà Bình có ý nghĩa chiến lược lớn cả về chính trị và quân sự. Với chiến thắng này, ta đã đánh bại kế hoạch quân sự được chuẩn bị khá công phu của địch, đẩy địch vào thế lúng túng, bị động về chiến dịch, dẫn đến phòng ngự bị động về chiến lược; chấm dứt thời kì địch có thể dễ dàng thực hiện các cuộc hành quân đánh chiếm sâu vào các vùng giải phóng. Vùng căn cứ du kích, khu du kích liên hoàn, rộng lớn được hình thành, gồm các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của địch bị giáng một đòn mạnh.

Chiến thắng Hoà Bình phản ánh kết quả của Đảng và Chính phủ trong chính sách xây dựng hậu phương kháng chiến, chính sách xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Đây cũng là thành công nổi bật của Đảng ta trong việc chỉ dạo tiến công địch trên cả hai hướng chiến lược chủ yếu, kết hợp chặt chẽ mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch.

Chiến thắng Hoà Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường Bình - Trị - Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công, phát triển lực lượng kháng chiến, mở rộng thêm nhiều vùng căn cứ, làm thay

đổi cục diện chiến trường theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta.

Sau khi thất bại trong chiến dịch Hoà Bình, thực dân Pháp huy động lực lượng chủ lực mở các cuộc càn quét ở vùng chúng tạm chiếm trong suốt 5 tháng liền, với hi vọng cứu vãn nguy cơ ở đồng bằng.

Quy mô các cuộc càn quét lần này rất lớn. Riêng trong chiến dịch Mécquya (Mercure - Thuỷ ngân) (từ 25-3 đến 26-4-1952) đánh vào vùng tây nam Thái Bình, thực dân Pháp sử dụng tới 5 binh đoàn (tương đương 20 tiểu đoàn bộ binh), 2 tiểu đoàn cơ giới, 40 khẩu pháo, 6 tàu chiến, 40 ca nô và một số quân dù bao vây càn quét khu vực bốn huyện: Thái Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải và một phần huyện Vũ Tiên, rộng khoảng 700 km2, nơi đặt cơ quan của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320 và Tỉnh uỷ Thái Bình.

Trước âm mưu và hành động của địch, chúng ta tổ chức lực lượng chiến đấu, đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống bắt thanh niên vào lính, mở rộng cơ sở kháng chiến. Tính chung, trên chiến trường cả nước, từ sau chiến dịch Hoà Bình đến hết mùa hè năm 1952, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 20.000 tên địch; san bằng, bức rút, bức hàng trên 900 vị trí; thu nhiều vũ khí, quân trang 1.

Cùng với việc tổ chức chống địch càn quét, bảo vệ vùng tự do, chúng ta tiến hành chỉnh Đảng, chỉnh quân, tăng cường lực lượng kháng chiến về mọi mặt.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3, ngày 11-5-1952, Trung ương mở lớp chỉnh Đảng đầu tiên. Khai mạc lớp học, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trung ương rất mong rằng, trong cuộc chỉnh huấn này, các đồng chí cố gắng thi đua học tập rèn, luyện để trở thành những cán bộ gương mẫu,

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)