Lịch sử Chính phú Việt Nam Sđd tr 210.

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 32 - 36)

IV- Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến về mọi mặt

1. Lịch sử Chính phú Việt Nam Sđd tr 210.

Ngày l-7-1951, những chi điếm mậu dịch đầu tiên được tổ chức ở thị xã Thái Nguyên, Tuyên Quang. Mậu dịch bán hàng nội hoá với giá rẻ hơn cho nhân dân, gây được ảnh hưởng tốt trong quần chúng. Mậu dịch đã cung cấp 35% nhu yếu phẩm cho bộ đội.

Từ sau chiến thắng Biên giới, con đường thông thương giữa nước ta với quốc tế được mở rộng, nên hoạt động ngoại thương có bước phát triển mới. Giá trị hàng xuất khẩu năm 1951 tăng 7 lần so với năm 1950.

Nhờ chính sách kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp phát triển, chính sách thuế mới công bằng, hợp lí, quản lí tài chính chặt chẽ, cho nên giá cả thị trường từng bước được ổn định, thu chi trong ngân sách dần dần cân bằng (đến năm 1953, số thu đã vượt chi 16%), nạn lạm phát được khắc phục.

Những kết quả trên mặt trận kinh tế, tài chính đã góp phần quyết định cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Về chính trị:

Để có hậu phương vững mạnh về mọi mặt, phải lấy xây dựng chính trị làm nhiệm vụ hàng đầu. Sự vững chắc của hậu phương phụ thuộc trước hết vào sự giác ngộ cách mạng, sự nhất trí về chính trị, tinh thần của nhân dân; ở chế độ ưu việt, uy tín và năng lực hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng. Sự vững mạnh về chính trị vừa là nền tảng, vừa là đòn bẩy để nay dựng hậu phương vững mạnh.

Với quan điểm đó, trong kháng chiến, Đảng và Chính phủ rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, làm cho quần chúng giác ngộ về mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ và quyết tâm kháng chiến.

Chính phủ có nhiều biện pháp để kiện toàn bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân các cấp theo nguyên tắc thực sự dân

chủ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiện toàn các cơ quan Nhà nước, trước hết là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp các cơ quan kinh tế, công an. Các cơ quan chính quyền được tổ chức, sắp xếp lại biên chế cho phù hợp theo phương hướng tinh giản, gọn và có hiệu quả. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã được bầu lại. Trong năm 1952, một số nơi đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và xã khoá III, đồng thời kiện toàn Uỷ ban kháng chiến hành chính theo tinh thần các thông tư, sắc lệnh của Chính phủ.

Trên cơ sở kiện toàn Hội đồng nhân dân, Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp được củng cố, đặc biệt là cấp Liên khu. Chính quyền cấp cơ sở cũng được xây dựng gọn nhẹ, thu hút thêm những thành phần cơ bản trong nhân dân lao động tham gia.

Củng cố và tăng cường chính quyền cấp xã là công việc được Chính phủ quan tâm đặc biệt, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong quá trình xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước nói chung. Chính phủ đã có nhiều sắc lệnh, nghị định, thông tư về kiện toàn, củng cố chính quyền cấp xã.

Ngày 23-3-1951, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 62 về "Kế hoạch củng cố chính quyền cấp xã", làm cho chính quyền cấp xã thực sự trong sạch và vững mạnh. Thông tư chỉ rõ: Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham dự chính quyền, tham gia ý kiến vào công việc chính quyền, song về thực tế, không thể cùng tham gia trong các cơ quan chính quyền, do đó công dân có quyền bầu một số người thay mặt mình ở những cơ quan ấy. Hội đồng nhân dân xã là cơ quan chính quyền tối cao quyết định mọi công việc của xã. Hội đồng nhân dân tự chọn một số uỷ viên vào Uỷ ban kháng chiến hành chính để thi hành những nghị quyết của mình. Do vậy, Uỷ ban kháng chiến hành chính là ban chấp hành của Hội đồng nhân dân, quyền chấp hành đều tập trung vào Uỷ ban kháng chiến hành chính xã và theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Giúp việc cho Uỷ ban kháng chiến hành

chính xã có văn phòng và các bộ phận chuyên môn.

Đầu tháng 11-1951, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết củng cố xã xây dựng Đề án củng cố xã và trình Hội đồng Chính phủ thông qua tháng 12-1951. Từ sau đó, công tác củng cố chính quyền cấp xã tiếp tục được đẩy mạnh. Ngày 14-6-1952, Chính phủ ra Sắc lệnh số 95/SL quy định số lượng, thể lệ bầu cử và chỉ định Uỷ ban kháng chiến hành chính xã.

Nhờ tập trung củng cố cấp xã, nhiều nơi đã có thể bỏ được cấp thôn, tạo điều kiện củng cố các đoàn thể quần chúng, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi mặt công tác kháng chiến, kiến quốc ở cơ sở.

Việc chấn chỉnh tổ chức chính quyền các cấp đã tạo nên những chuyển biến mới cả về tổ chức và lề lối làm việc, phát huy được tinh thần làm chủ và khí thế hăng hái tham gia kháng chiến của mọi tầng lớp nhân dân.

Các cơ quan chuyên môn cũng được củng cố. Ngày 10-10- 1950, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 438 về việc tổ chức trong phạm vi cả nước Ban công an xã. Ban công an xã trực thuộc hệ thống Việt Nam công an vụ dưới quyền điều khiển của Uỷ ban kháng chiến hành chính xã và chấp hành mệnh lệnh của cấp trên theo ngành dọc, có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của nhân dân, giữ gìn an ninh và vệ sinh công cộng trong xã, ngăn ngừa và bài trừ các tệ nạn xã hội.

Ngày 3-1-1952, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 9 về việc thành lập Công an huyện trên phạm vi cả nước. Công an huyện có nhiệm vụ bảo vệ trị an, đề phòng phản gián, bảo vệ các cơ quan ở huyện, điều tra tội phạm theo yêu cầu của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh, huyện và toà án nhân dân; tổ chức và hướng dẫn công an xã phát triển công an nhân dân.

Ngày 15-10-1952, Hội đồng Chính phủ đã họp bàn về việc thành lập Bộ Công an. Ngày 16-2-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 141/SL về việc đổi Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ

thành Thứ Bộ Công an, đặt dưới quyền lãnh đạo của một Thứ trưởng. Thứ Bộ Công an có nhiệm vụ chống gián điệp, phản động ở trong nước để bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ quân đội nhân dân và các đoàn thể nhân dân, bảo vệ nền kinh tế, biên giới, chống đặc vụ và gián điệp... Đến tháng 8-1953, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Từ đây, Bộ Công an tách khỏi Bộ Nội vụ, trở thành một Bộ của Chính phủ.

Trên lĩnh vực tư pháp, chúng ta đấu tranh chống những khuynh hướng sai lầm; sửa đổi lại thành phần các cấp toà án. Do vậy, ngành Tư pháp được chấn chỉnh và củng cố, trở thành một công cụ chuyên chính sắc bén của chính quyền dân chủ nhân dân.

Khối đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng. Từ ngày 3 đến ngày 7-3-1951, Đại hội thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên Việt được triệu tập.

Thành công của Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của khối đoàn kết toàn dân: "... rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân và nó có một cái tương lai "Trường xuân bất lão " 1.

Tiếp theo Đại hội Đảng và Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt theo sáng kiến của Đảng ta, Hội nghị đoàn kết nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia được tổ chức vào ngày 11-3-1951, gồm đại biểu Mặt trận Liên - Việt, Mặt trận Khơ me Itxarắc, Mặt trận Lào Itxala. Hội nghị nhất trí khẳng định: Ba dân tộc có chung một kẻ thù là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định thành lập khối Liên minh Việt - Miền - Lào dựa trên nguyên tắc tự nguyện,

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)