Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 194 5 1954 Tập 2 Sách đã dẫn, tr 62.

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 42 - 43)

V- Những Chiến dịch giữ vững và phát triển quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

1.Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 194 5 1954 Tập 2 Sách đã dẫn, tr 62.

đồng bằng. Trung ương Đảng nhấn mạnh: Chiến dịch Quang Trung là một chiến dịch đầu tiên được mở ở đồng bằng, cách xa căn cứ địa chính; địa thế có nhiều khó khăn cho ta, thuận lợi cho địch. Trong chiến dịch này, ta không những phải thắng về quân sự, mà còn phải thắng cả về chính trị; cần phải hết sức tranh thủ dân; chú trọng việc vận động ngụy binh, vận động đồng bào công giáo, thi hành chính sách của Đảng trong các vùng có thể giải phóng.

Lực lượng sử dụng trong chiến dịch gồm 3 đại đoàn bộ binh (Đại đoàn 308, Đại đoàn 304 và Đại đoàn 320), 5 đại đội pháo binh, một số đơn vị công binh, trinh sát và lực lượng vũ trang địa phương. Nếu so với địch, về lực lượng bộ binh, ta nhiều hơn hai lần, nhưng địch có ưu thế tuyệt đối về cơ giới, máy bay, tàu chiến và do điều kiện cơ động thuận lợi, chỉ trong thời gian ngắn, chúng có thể điều thêm một số binh đoàn cơ động đến, nhanh chóng làm thay đổi lực lượng.

Với tinh thần Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng,

nhân dân các địa phương, từ Việt Bắc đến Liên khu III, Liên khu IV, đều hăng hái đóng góp sức người, sức của cho chiến dịch. Chỉ trong thời gian ngắn, riêng tỉnh Hà Nam đã huy động được 160 tấn gạo và 130 con trâu, bò, lợn. Nhân dân ba tỉnh huy động trên 100.000 dân công làm nhiệm vụ vận tải, dẫn đường, chuyển thương, phục vụ thương binh, bắc cầu, đào đắp công sự; huy động 4.400 thuyền, mảng chở bộ đội qua sông trong suốt chiến dịch 1.

Sau 24 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 28-5 đến 20-6-1951), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 4.000 địch, diệt và bức địch rút hơn 30 vị trí, phá huỷ hơn 30 xe lội nước, thu hơn 1.000 vũ khí và phương tiện chiến tranh. Tuy nhiên, lực lượng của ta cũng bị tổn thất nặng.

Một phần của tài liệu BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953) (Trang 42 - 43)