Giảng viên giới thiệu mục tiêu của chủ đề 3 Hoạt động nhóm (20 phút)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn lồng ghép giới (Trang 46 - 48)

3. Hoạt động nhóm (20 phút)

- Chia học viên thành các nhóm, không quá 5 ng−ời/nhóm (vì nếu đông hơn, mọi ng−ời trong nhóm sẽ không có cơ hội tham gia và thảo luận).

- Phát cho một nửa số nhóm bản sao bộ số liệu 1 và các nhóm còn lại bản sao bộ số liệu 2 (mỗi ng−ời một bản).

- Phát bìa màu và bút dạ cho các nhóm.

- Nêu và giải thích yêu cầu bài tập đã đ−ợc viết sẵn trên bảng giấy lật.

L−u ý: Giảng viên cần l−u ý học viên không nên băn khoăn về việc còn thiếu thông tin phân tích giới - qua các số liệu cụ thể này, có thể thấy rõ rằng có tồn tại cách biệt giới, nh−ng ch−a có thông tin phân tích tại sao lại có điều đó. Vì vậy, trong khi làm bài tập, học viên cần hình dung xem tại sao lại có tình trạng bất bình đẳng giới, nêu các biện pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề triệt để và nâng cao bình đẳng giới. Giảng viên có thể liên hệ lại một số ví dụ của Môđun 2 - Chủ đề 3 về định kiến giới để giải thích thêm yêu cầu của bài tập: cần có chính sách can thiệp đa chiều để bảo đảm sự công bằng cho cả phụ nữ và nam giới.

- Sau 5-10 phút, giảng viên mời các nhóm trình bày kết quả - gắn thẻ màu lên bảng giấy lật t−ơng ứng với các cột 'nguyên nhân' và 'biện pháp' (l−u ý rằng không có câu trả lời đúng hay sai vì còn thiếu thông tin phân tích giới - đây đơn thuần chỉ là một bài tập thực hành t− duy về các biện pháp khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới).

4. Giảng viên tóm tắt ý chính của bài tập kết hợp với trình bày bằng máy chiếu (với một số gợi ý d−ới đây):

• Tấm trong 1:

Nêu tóm tắt nội dung tấm trong.

Qua kết quả bài tập (trên bảng giấy lật), chúng ta có thể thấy là có rất nhiều cách để giải quyết bất bình đẳng giới.

Giấy chiếu: Môđun 4-Chủ đề 4 tấm trong 1-2

Tuy nhiên, việc cố gắng tìm ra biện pháp giải quyết trong khi thiếu thông tin về nguyên nhân và hoàn cảnh cụ thể là vô cùng khó khăn và kém hiệu quả.

• Tấm trong 2:

Nêu tóm tắt nội dung tấm trong, đồng thời, l−u ý học viên tới các ý kiến của nhóm đ−ợc liệt kê trên bảng giấy lật.

Mặc dù có thể dễ dàng đ−a ra hàng loạt giải pháp, chúng ta cần đảm bảo rằng các biện pháp h−ớng tới nguyên nhân cụ thể của bất bình đẳng giới là khả thi và đ−ợc các bên liên quan chấp nhận.

• Tấm trong 3: 'Tăng c−ờng sự tham gia của phụ nữ' và 'Lồng ghép giới'.

Việc phân biệt cặp khái niệm này rất quan trọng đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách nhằm đảm bảo rằng các biện pháp can thiệp sẽ mang tính bền vững - nghĩa là, giải quyết đ−ợc nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất bình đẳng giới.

• Tấm trong 4, 5, 6, 7:

Lần l−ợt giải thích các khái niệm nêu trên tấm trong. Cần l−u ý trình bày các ý sau:

"Tăng c−ờng sự tham gia của phụ nữ" và "Lồng ghép giới":

- Cần nắm đ−ợc sự khác biệt giữa hai khái niệm này vì chúng dễ bị nhầm lẫn.

- Nhiều ng−ời cho rằng hai khái niệm này là nh− nhau, nh−ng thực tế không phải vậy.

- Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng việc tăng c−ờng sự tham gia của phụ nữ chính là lồng ghép giới và dừng lại ở đó - đây chỉ là một khía cạnh của một biện pháp mang tính quy mô và triệt để hơn.

"Nhu cầu thực tiễn" và "Lợi ích chiến l−ợc":

- Việc phân biệt cặp biện pháp can thiệp này có phần khó hơn - nh−ng xét ở góc độ nào đó lại quan trọng hơn.

- Cách tiếp cận của chúng ta tr−ớc đây vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới th−ờng chỉ tập trung đáp ứng các nhu cầu tr−ớc mắt và thực tiễn của phụ nữ.

- Đề nghị học viên nêu ví dụ về kiểu biện pháp can thiệp này.

- Ghi lại ý kiến học viên, phù hợp với các tiêu chí: thực tiễn, tr−ớc mắt, ngắn hạn.

- Hỏi học viên xem việc đáp ứng các nhu cầu thực tiễn có quan trọng không?

- Các biện pháp giải quyết các nhu cầu thực tiễn, tr−ớc mắt của phụ nữ nh−: thức ăn, n−ớc, nhà ở, nhiên liệu, chăm sóc sức khoẻ, … là rất quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các vấn đề liên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu thực tiễn: + có thể cải thiện điều kiện sống của phụ nữ

+nh−ng cũng có thể khắc sâu thêm sự phân công lao động truyền thống bởi các biện pháp sẽ hỗ trợ phụ nữ đảm nhiệm tốt hơn các vai trò giới truyền thống của mình.

+ th−ờng không làm thay đổi đ−ợc vai trò và định kiến giới truyền thống - là các nguyên nhân gây nên bất bình đẳng giới. 5. Sau khi trình bày xong các khái niệm, giảng viên có thể

dành vài phút để hỏi học viên:

- Vậy, nếu ta có tỷ lệ 50% nam và 50% nữ trong một cơ quan hay trong lĩnh vực hoạt động nào đó thì liệu ta đã đạt đ−ợc bình đẳng giới hay ch−a?

- Nếu ta có 100% nam (hoặc 100% nữ) trong một cơ quan, liệu cơ quan đó vẫn có thể trở nên có trách nhiệm giới hay không?

- Khuyến khích học viên thảo luận các ý kiến trả lời dựa trên các định nghĩa chính.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn lồng ghép giới (Trang 46 - 48)