8. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm của
2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Vốn lưu động là một bộ phận vốn cấu thành trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty cao su Việt Trung, vốn lưu động chiếm tỷ trọng trong vốn kinh doanh không lớn nhưng việc nâng cao hiệu quả sử dụng bộ phận vốn này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Số liệu ở Bảng 2.12, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tuy chưa cao lắm nhưng có chiều hướng tăng trưởng rất tốt.
Hiệu suất sử dụng (số vòng quay) vốn lưu động của Công ty có chiều hướng tăng lên rất nhanh: năm 2006, vốn lưu động bình quân quay được
7,486 vòng, so với 2005 tăng 5,3624 vòng; năm 2007 quay được 8,969 vòng, so với năm 2006 tăng 1,483 vòng và so với năm 2005 tăng 6,8454 vòng. Điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm 2005 tạo ra 2,1236 đồng doanh thu.; năm 2006 tạo ra 7,486 đồng doanh thu, tăng so với năm 2005 là5,3624 đồng; năm 2007 tạo ra 8,969 đồng doanh thu, so với năm 2006 tăng 1,483 đồng và so với năm 2005 tăng 6,8454 đồng doanh thu.
Số vòng quay tăng rất nhanh nên độ dài một vòng quay được rút ngắn lại là rất lớn. Nếu như năm 2005 để thực hiện một vòng mất 170 ngày, thì năm 2006 chỉ còn mất 48 ngày và năm 2007 chỉ mất 40 ngày. Như vậy là so với năm 2005, một vòng quay năm 2006 được hoàn thành sớm hơn 122 ngày; năm 2007 so với năm 2006 sớm hơn 8 ngày và so với năm 2005 rút ngắn được 130 ngày. Đây chính là kết quả đáng trân trọng của Công ty. Để thấy rõ kết quả vượt bậc này, chúng ta cần tìm hiểu thêm các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn lưu động của Công ty qua các năm.
Cũng với số liệu ở bảng 2.12. Tỷ suất sinh lợi và suất hao phí vốn lưu động của Công ty diễn biến theo chiều hướng rất tốt, cụ thể:
Trước tiên, đối với tỷ suất sinh lợi vốn lưu động: cứ 100 đồng vốn lưu động tham gia hoạt động kinh doanh trong năm 2005 tạo ra 24,25 đồng lợi nhuận; năm 2006 tạo ra được 106,4 đồng, tăng 82,15 đồng so với năm 2005; năm 2007 tạo ra được 136,16 đồng lợi nhuận, tăng 29,76 đồng so với năm 2006 và tăng 111,91 đồng so với năm 2005.
Thứ đến, suất hao phí vốn lưu động có chiều hướng giảm, biểu hiện sự tiết kiệm vốn lưu động của Công ty: năm 2005 để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,471 đồng vốn lưu động, nhưng năm 2006 chỉ cần 0,1336 đồng, giảm được 0,3374 đồng so với năm 2005 và năm 2007 chỉ cần 0,1115 đồng, giảm
được 0,0221 đồng so với năm 2006 và giảm được 0,3595 đồng so với năm 2005. Như vậy là giả sử suất hao phí vốn lưu động năm 2006 không giảm đi so với 2005, tức là vẫn bằng 0,471 lần thì lẽ ra để tạo được 78.855 triệu đồng doanh thu của năm 2006 Công ty buộc phải sử dụng 0,471 * 78.855 = 37.140 triệu đồng vốn lưu động, nhưng hiện tại năm 2006 vừa qua Công ty chỉ sử dụng 10.534 triệu đồng vốn lưu động, điều đó có nghĩa là Công ty đã tiết kiệm được 26.606 triệu đồng vốn lưu động bình quân từ việc hạ thấp suất hao phí vốn lưu động. Tương ứng trong năm 2007 do Công ty đã cố gắng giảm 0,0221 lần so với năm 2006 nên cũng đã tiết kiệm được 0,1336 * 91.796 - 10.235 = 2.029 triệu đồng. Đây là sự nỗ lực lớn của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Công ty.
Đi sâu nghiên cứu thực tế hoạt động của Công ty năm 2007 còn cho thấy, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng nhanh là do lãnh đạo của Công ty đã mạnh dạn đổi mới phương thức tiêu thụ làm cho lượng hàng tồn kho giảm mạnh; các khoản phải thu cũng có chiều hướng giảm, đặc biệt là các khoản phải thu nội bộ; các khoản nợ đến hạn được Công ty thanh toán đảm bảo làm cho vốn bằng tiền giảm là nguyên nhân chính làm cho vốn lưu động giảm, nhưng vẫn duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả là điều đáng ghi nhận của tập thể Công ty.
Việc dự trữ một lượng vốn bằng tiền ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh, nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với Công ty. Chính vì vậy, sau mỗi kỳ hoạt động các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình thanh toán nhằm đánh giá được năng lực tự chủ về tài chính của mình từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn. Số liệu ở Bảng 2.12 còn cho thấy khả năng thanh toán của Công ty.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Năm 2005, hệ số này là 0,69 lần, nghĩa là cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nhanh đảm bảo được 69 đồng; năm 2006 hệ số là 0,3823 lần, giảm 0,3077 lần tương ứng giảm 44,59% so với năm 2005; năm 2007 hệ số này là 0,456 lần, tăng lên 0,0737 lần so với năm 2006, tương ứng 19,28% và giảm 0,234 lần, tương ứng 33,91% và so với năm 2005. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của Công ty cho khách hàng là rất thấp.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty cũng đang ở mức quá thấp và cũng biến động không thuận chiều qua các năm. Từ chỗ đạt 0,71 lần trong năm 2005 giảm xuống còn 0,3824 lần trong năm 2006 và năm 2007 đạt 0,473 lần, tăng 0,0906 lần, tương ứng 23,694% so với năm trước và giảm 0,237 lần, tương ứng 33,38% so với năm 2005. Nói chung hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 là vấn đề mà công ty cần phải xem xét.
Nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của công ty cho thấy, các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ (bình quân 57,46%) và có chiều hướng giảm dần, đồng thời các khoản tiền khách hàng ứng trước cho Công ty lại tăng dần, song hệ số thanh toán của công ty lại giảm dần qua các năm, thoạt nhìn đây là điều mâu thuẩn, tuy nhiên có thể lý giải bởi: tốc độ thanh toán các khoản nợ dài hạn nhanh hơn tốc độ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã làm cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 là chưa tốt, trong lúc đó số dư khoản phải thu qua các năm còn rất lớn. Đây là nhược điểm của Công ty khi để khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.
Từ phân tích ở trên cho thấy, việc sử dụng vốn lưu động của Công ty nhìn chung là có triển vọng tốt, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn tăng rất nhanh, Công ty cần duy trì và phát huy.