8. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm của
2.2.3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động hiệu quả vốn chủ sở hữu
Từ số liệu ở Bảng 2.25, bằng phương pháp thay thế liên hoàn có thể lượng hoá được ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu, kết quả trình bày ở Bảng 2.26.
Bảng 2.26: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty
So sánh Chênh lệch của tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (TPCSH)
Do ảnh hưởng của các nhân tố
+/-
(lần) %
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ số tổng TS/VCSH +/- (lần) % +/- (lần) % +/- (lần) % 2006 với 2005 0,0613 52,57 0,0349 29,93 0,0463 39,71 -0,0199 -17,07 2007 với 2006 0,0285 16,02 0,0132 7,42 0,0402 22,59 -0,0249 -13,99 2007 với 2005 0,0898 77,02 0,0511 43,83 0,0721 61,84 -0,0334 -28,65
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Năm 2006 tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2005 là 0,0613 lần, tương ứng 52,57%, sở dĩ như vậy là do 3 nguyên nhân sau:
Một là, do tác động bởi tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng 2,79% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng lên 0,0349 lần, tương ứng 29,93%; hai là, do tác động hiệu suất sử dụng tài sản tăng 22,61% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng lên 0,0463 lần, tương ứng 39,71%; ba là, do ảnh hưởng của nhân tố tỷ số giữa tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu giảm 0,37 lần làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu giảm 0,0199 lần, tương ứng 17,07%.
Do tác động bởi tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng 0,97% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,0132 lần, tương ứng 7,42%; do tác động của hiệu suất sử dụng tài sản tăng 18,31% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,0402 lần, tương ứng 22,59%; do ảnh hưởng của nhân tố tỷ số giữa tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu giảm 0,2506 lần làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu giảm 0,0249 lần, tương ứng 13,99%.
Năm 2007 tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2005 là 0,0898 lần, tương ứng 77,02%, chịu sự tác động của 3 nhân tố, đó là:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng 3,76% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,0511 lần, tương ứng 43,83%; hiệu suất sử dụng tài sản tăng 40,92% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,0721 lần, tương ứng 61,84% và tỷ số giữa tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu giảm 0,6206 lần làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu giảm 0,0334 lần, tương ứng 28,65 %.
Như vậy, qua sự phân tích ở trên, ta thấy có hai nhân tố tác động làm tăng tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu, đó là hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận doanh thu là nguyên nhân chính, còn lại nhân tố tỷ số giữa tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu lại làm giảm tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu. Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.