8. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm của
2.2.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ suất sinh lợi vốn lưu động
Kết quả tính toán được thể hiện ở Bảng 2.24
Bảng 2.24: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty
So sánh
Chênh lệch của tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
(TPVLĐ)
Do ảnh hưởng của các nhân tố +/-
(lần) %
Lợi nhuận Vốn lưu động +/-
(lần) % (lần)+/- %
2006 với 2005 0,8215 338,76 0,2019 83,26 0,6232 255,502007 với 2006 0,2976 27,97 0,2589 24,34 0,0387 3,63 2007 với 2006 0,2976 27,97 0,2589 24,34 0,0387 3,63
2007 với 2005 1,1191 461,48 0,3101 127,86 0,8090 333,62
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng so với năm 2005 là 0,8215 lần, tương ứng 338,76%, do tác động bởi: lợi nhuận tăng 5.029 triệu đồng, tương ứng 83,26% làm cho đến tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng lên 0,2019 lần, tương ứng 83,26%; do vốn lưu động giảm 14.684 triệu đồng, tương ứng 58,23% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng 0,6232 lần, tương ứng 255,5%.
Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng lên so với năm 2006 là 0,2976 lần, tương ứng 27,97%, nguyên nhân là: lợi nhuận tăng 2.728 triệu đồng, tương ứng 24,34% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng 0,2589 lần, tương ứng 24,34%; vốn lưu động giảm 299 triệu đồng, tương ứng 2,84% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng lên 0,0387 lần, tương ứng 3,63%.
So sánh năm 2007 với 2005, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng lên 1,1191 lần, tương ứng 461,48%; trong đó ảnh hưởng của lợi nhuận làm tăng 0,3101 lần, tương ứng 127,86% và ảnh hưởng của vốn lưu động làm tăng 0,809 lần, tương ứng 333,62%.
Có thể nói, hiệu suất sử dụng và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty thời kỳ 2005 - 2007 có xu hướng tăng lên rất nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu của Công ty tăng lên rất nhanh qua các năm, mặt khác vốn lưu động của năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005, doanh thu tăng, đồng thời vốn lưu động giảm nên đã làm tăng hiệu suất sử dụng vốn, trong đó tốc độ giảm của vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu lại là nhân tố chủ yếu. Đối với tỷ suất lợi nhuận, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận tăng, trong khi vốn lưu động giảm cũng
làm tỷ suất lợi nhuận tăng lên đáng kể. Điều đó nói lên những cố gắng trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty thời gian qua.