Ảnh hưởng của việc sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2005

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007 (Trang 44 - 46)

8. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm của

2.2.2.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2005

giai đoạn 2005 - 2007

Ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận được trình bày ở Bảng 2.17.

Bảng 2.17: Ảnh hưởng của vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đến lợi nhuận

So sánh

Chênh lệch lợi nhuận (P) Do ảnh hưởng của các nhân tố tr.đ % Vốn lưu động Tỷ suất sinh lợi VLĐ

tr.đ % tr.đ %

2006 với 2005 5.092 83,26 -3.561 58,23 8.653 141,49

2007 với 2006 2.728 24,34 -318 -2,84 3.046 27,18

2007 với 2005 7.820 127,86 -3.633 -59,41 11.453 187,27 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Số liệu trong Bảng 2.17 cho ta thấy: Năm 2006 lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 5.029 triệu đồng, tương ứng 83,26% là do hai nguyên nhân: vốn lưu động giảm 14.684 triệu đồng, tương ứng 58,23% làm cho lợi nhuận giảm 3.561 triệu đồng, tương ứng 58,23%; tuy nhiên tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,8215 lần đã làm cho lợi nhuận tăng lên 8.653 triệu đồng, tương ứng 141,49%.

Năm 2007, lợi nhuận tăng so với năm 2006 là 2.728 triệu đồng, tương ứng 24,34% là do: vốn lưu động giảm 299 triệu đồng, tương ứng 2,84% đã làm cho lợi nhuận giảm 318 triệu đồng, tương ứng 2,84%; nhưng tỷ suất sinh

lợi vốn lưu động tăng 0,2976 lần dẫn đến lợi nhuận tăng 3.046 triệu đồng, tương ứng 27,18%.

So sánh năm 2007 với 2005, lợi nhuận tăng lên là 7.820 triệu đồng, tương ứng 127,86% là do: vốn lưu động giảm 14.938 triệu đồng, tương ứng 59,41% đã làm cho lợi nhuận giảm 3.633 triệu đồng, tương ứng 59,41%; song tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 1,1191 lần dẫn đến lợi nhuận tăng 11.453 triệu đồng, tương ứng 187,27%.

Tóm lại, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do đã nâng cao tỷ suất sinh lợi vốn lưu động, và việc sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua có những thành quả đáng khích lệ, tuy vậy mức hiệu quả sử dụng vốn nhìn chung vẫn chưa cao.

Để thấy rõ hơn nguyên nhân của vấn đề này, tiếp tục phân tích ảnh hưởng các bộ phận cấu thành vốn lưu động.

Bảng 2.18: Các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty năm 2007

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Cuối năm/đầu nămSo sánh

Số tiền (tr.đ) % Số tiền (tr.đ) % +/- (tr.đ) % TÀI SẢN NGẮN HẠN 9.984 100,00 7.693 100,00 -2.255 -22,67 Trong đó

Các khoản phải thu 8.989 90,37 6.778 81,11 -2.211 -24,60

Hàng tồn kho 449 4,51 409 5,32 -40 -8,91

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty

Các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng 2.18 cho thấy:

Theo số liệu ở Bảng 2.18, đầu năm 2007 các khoản phải thu chiếm trên 90% và cuối năm giảm so với đầu năm là 2.211 triệu đồng, tương ứng 24,6%.

Điều này thể hiện sự quyết tâm của Công ty trong việc sử dụng mềm dẽo các chính sách thanh toán.

Cũng trong năm 2007, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có chiều hướng giảm xuống (đầu năm là 449 triệu đồng, cuối năm là 409 triệu đồng), hàng tồn kho cuối năm 2007 giảm so với đầu năm là 40 triệu đồng, tương ứng 8,91%. Đây là một biểu hiện tốt trong việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông và nâng cao sức sinh lợi của vốn lưu động.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, tranh thủ tín dụng thương mại, thực hiện chính sách thanh toán chậm, giãn nợ… là việc làm cần thiết. Tất nhiên, không phải vì lý do đó mà Công ty không tính đến chi phí sử dụng vốn. Bởi vậy, trong những năm tới Công ty cần có chính sách bán hàng, chính sách thu hồi công nợ và chính sách dự trữ tồn kho hợp lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007 (Trang 44 - 46)