CÔNG TY TNHH ABC BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG THÁNG 13 NĂM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 35 - 41)

Chênh lệch =(Số đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng – Tổng phát sinh giảm) – Số dư cuối kỳ đã được xác minh

CÔNG TY TNHH ABC BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG THÁNG 13 NĂM

BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG THÁNG 13 NĂM 2009 STT BỘ PHẬN SỐ TIỀN I Văn phòng Công ty 115.425.000 Ban Giám đốc 25.000.000 Phòng Vật tư 34.710.000 Phòng Kế toán 32.250.000 Phòng Tổ chức 23.465.000 II Nhà máy 373.545.000 TCHC 61.200.000 Phòng Kỹ thuật 17.475.000 Phòng Kế hoạch điều độ 3.500.000 Cơ điện 47.680.000 Phát điện 24.325.000 PX Than cốc 80.660.000

Quản đốc. Phó Quản đốc. Trưởng

ca 21.450.000

Công nhân 59.210.000

Hóa nghiệm KCS 28.725.000

Kho vận 51.520.000

Nguyên liệu 26.825.000

Quản đốc. Phó Quản đốc. Trưởng

Công nhân 17.875.000 Tuyển than 16.400.000 Nhà ăn - Tạp vụ 15.235.000 III Dự án 150.575.000 TCHC 3.825.000 Phiên dịch 32.075.000 XDCB 30.725.000 Cơ điện 3.400.000 PX Than cốc 68.000.000 Kho vận 5.700.000 Nguyên liệu 4.250.000 Nhà ăn - Tạp vụ 2.600.000 Tổng cộng 639.545.000

Chi tiết Lương nhân viên hành chính 216.660.000 Lương công nhân 422.885.000

Tổng cộng 639.545.000

Như vậy, thông qua việc xác minh số dư cuối kỳ từ việc chi trả lương tháng 12/2009 và lương tháng thứ 13, ta có số tổng phải trả là: 1.474.035.000, so với số được cung cấp là 1.571.520.000, chênh lệch là 97.485.000, do doanh nghiệp nhầm lẫn trong việc thực hiện tính lương cho nhân viên, đưa vào danh sách đề nghị điều chỉnh, bút toán điều chính đề xuất: Nợ TK 3341: 97.485.000/ Có TK 642817: 32.156.000 Có TK 627111: 65.329.000

Thủ tục tính toán lại các khoản chi phí, khoản trích và khoản khấu trừ nộp Nhà nước

Để thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên yêu cầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp cung cấp các bảng lương được tính của tất cả các tháng trong năm, trong đó gồm bảng lương của 12 tháng và bảng chi lương tháng thứ 13 mang tính chất như tháng lương thưởng dành cho người lao động (được chi trong năm tiếp theo). Con số tổng lương của từng tháng sẽ được tổng cộng để khớp với phát sinh Có TK 334 trên sổ cái của TK này. Để đảm bảo về việc kế toán đã thực hiện việc tính lương trên bảng lương là chính xác, kiểm toán viên có thể chọn ra hai bảng lương để tiến hành tính toán lại, bằng công thức thiết lập đúng của kiểm toán viên, từ đó kiểm toán viên sẽ phát hiện ra được chênh lệch trong việc tính toán lương với hai mẫu chọn này, thông thường nếu hai bảng tính được thực hiện đúng, với chênh lệch bé, dưới mức điều chỉnh, thì kiểm toán viên có thể chấp nhận với cách tính của kế toán doanh nghiệp. Mặt khác, kiểm toán viên còn có thể sử dụng việc rà soát công thức được thiết lập trên bảng lương để đánh giá tính hợp lý và đúng đắn của công tác tính lương. Hiện nay, hầu hết công việc kế toán được thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện việc hạch toán bằng phần mềm kế toán chuyên dụng có khả năng chiết xuất dữ liệu ra bản Excel, hoặc bảng tính Excel, do đó rất tiện cho kiểm toán viên thực hiện công tác tính toán lại trên bảng lương của đơn vị. Việc tính toán dựa trên việc soát xét công thức thực chất chỉ là thủ tục xác định về kỹ thuật, khả năng ứng dụng và thiết lập công thức, cũng như cập nhật các tỷ lệ trích lập vào việc tính toán lương. Kiểm toán viên còn phải thực hiện các thủ tục nhằm xác minh tính đúng đắn của thông tin cơ sở như mức lương cơ bản áp dụng để tính lương, như thế đòi hỏi kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu để đối chiếu những thông tin cơ sở trên bảng lương của người lao động, ngoài ra kiểm toán viên còn phải thu thập các quy định về thưởng, phụ cấp tương ứng đối với đối tượng mẫu được chọn.

Việc chọn mẫu có thể được thực hiện bởi công cụ EY Microstart để thể hiện tính khách quan của việc chọn mẫu. Việc chọn ra mẫu này, tương ứng với việc kiểm tra toàn

bộ chu trình tiền lương và nhân viên, bắt đầu từ hợp đồng lao động, đến bảng chấm công, bảng tính lương, các giấy tờ về việc giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập, việc thực hiện chi trả lương trong tháng lương được chọn ra để thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Kiểm toán viên sẽ sử dụng các kỹ năng để tính toán lại bảng lương của một hoặc hai tháng trong năm của khách hàng. Thông thường một bảng lương sẽ bao gồm các mục như:

Lương cơ bản (dùng để trích bảo hiểm) Giảm trừ bản thân

Giảm trừ gia cảnh

Tiền lương dùng để tính thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân

Lần nhận lương đầu trong tháng Thu nhập ròng

Dựa trên đó, kiểm toán viên cũng tiến hành tính lại các khoản này, theo công thức phù hợp với thông tư, và từ đó tìm ra các chênh lệch, nếu tổng chênh lệch trên ngưỡng chênh lệch quy định, kiểm toán viên cần phải yêu cầu lý giải từ phía khách hàng, ngược lại, kiểm toán viên có thể chấp nhận việc tính toán lương, thông thường nếu không có sự nhầm lẫn trong áp dụng công thức tính PIT, SI, HI thì các chênh lệch chỉ xuất hiện do quá trình làm tròn.

Kiểm toán viên cần phải quan tâm đến vấn đề như trích lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, để đảm bảo được doanh nghiệp đã trích lập quỹ này đúng với ý nghĩa dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho các nhân viên trong công ty, từ đó đảm bảo việc phản ánh đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thủ tục về xác định số dư của TK 338

Đối với TK 338, dùng để ghi lại những khoản trích theo lương, phải trả cho cơ quan BHXH

Cụ thể, trong TK 338, liên quan đến phần hành kiểm toán này, ta chỉ quan tâm đến các TK sau:

TK3382: KPCĐ TK3383: BHXH

Trong năm 2009, Bộ Tài chính chưa có quy định cụ thể về việc hạch toán khoản BHTN của nhân viên trong doanh nghiệp, do đó tùy vào quan điểm của từng doanh nghiệp, có thể sử dụng các TK khác nhau, ví dụ như hạch toán chung vào 3383, hoặc với các đầu tài khoản nhỏ 338 không sử dụng trong hạch toán thông thường của doanh nghiệp như TK 3385 (Tại công ty TNHH ABC, kế toán tiền lương đã sử dụng TK 3385 để hạch toán bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên thuộc công ty). Tuy nhiên, vào ngày 31/12/2009, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 244/2009/TT-BTC, trong đó bổ sung TK 3389 dùng để hạch toán riêng BHTN. Kiểm toán viên cần phải xác định TK hạch toán tại đơn vị trong phần tìm hiểu về doanh nghiệp để thuận tiện trong quá trình thực hiện các thủ tục. Đối với năm tài chính 2010, Bộ tài chính đã có thông tin hướng dẫn cụ thể về hạch toán BHTN, kiểm toán viên cần phải chú ý để xem xét việc hạch toán của doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC năm 2010.

Đây là bước tính lại tiền bảo hiểm phải nộp cho cơ quan bảo hiểm mà doanh nghiệp trích ra từ tiền lương của nhân viên và do bản thân doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động dưới tư cách người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Kiểm toán viên trước khi tiến hành kiểm toán phải nắm rõ tính chất, phương pháp hạch toán kế toán, thông tư quy định hiện hành để nắm được tỷ lệ trích từ lương của người lao động và tỷ lệ do doanh nghiệp phải chịu, từ đó kiểm tra với tỷ lệ trích lập tương ứng của doanh nghiệp sử dụng, khi đã đảm bảo về tính cập nhật và đúng đắn về áp dụng thông tư thích hợp, kiểm toán viên sẽ tiến hành dựa trên bảng lương cơ bản để tính các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN). Kiểm toán viên phải xác định bản chất của số dư cuối năm trên TK này. Xét về tính hợp lý, số dư trên các TK này thông thường là khoản thu trước của doanh nghiệp cho kỳ sau (đầu năm tài chính tiếp theo) được trích từ lương của người lao động để đảm bảo có thể nộp được khoản này cho cơ quan bảo hiểm theo đúng quy định. Trong phần này, thường sẽ không có khoản trích từ phía doanh nghiệp, bởi bút toán trích chi phí nộp bảo hiểm cho người lao động có ảnh

hưởng đến chi phí hoạt động, vì thế liên quan đến việc tính toán lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, số dư trên TK này có thể là khoản đơn vị nhận về từ cơ quan BHXH nhưng chưa tiến hành thanh toán cho người lao động. Đối với trường hợp này, kiểm toán phải xem xét nguyên nhân để xác định quyền của người lao động có bị vi phạm hay không hoặc doanh nghiệp không thực hiện trọn nghĩa vụ của mình.

Đối với khoản trích từ lương người lao động để nộp tiền cho cơ quan BHXH vào đầu năm sau, kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra thông báo của cơ quan BHXH, sau đó tiến hành tính toán lại khoản này theo tỷ lệ trích của thông tư quy định hiện hành để xác định mức chênh lệch nếu có.

Thông thường, rủi ro phát sinh từ các nghiệp vụ phát sinh ở khoản mục này là không cao, bởi có sự xuất hiện của bên thứ ba là cơ quan BHXH, cơ quan BHXH sẽ thu đủ và thu đúng lượng cần phải thu theo thông tư quy định hiện hành, do đó, kiểm toán viên chỉ dừng lại ở việc xác minh số dư cuối kỳ của các TK này.

Trong khi xem xét các nghiệp vụ phát sinh từ TK này cũng như TK 334, kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu với kiểm toán các phần hành chi phí bởi nguyên tắc đối ứng để khẳng định tính trung thực, hợp lý khi ghi nhận chi phí trong kỳ của doanh nghiệp.

Trong các cuộc kiểm toán năm 2009, tỷ lệ trích nộp bảo hiểm như sau:

Bảng 1.7 Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm áp dụng cho năm 2009 và 2010

Năm

Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm đóng cho người lao động

BHXH BHYT BHTN Người lao động Người sử dụng lao động Người lao động Người sử dụng lao động Người lao động Người sử dụng lao động 2009 5% 15% 1% 2% 1% 1% 2010 6% 16% 1,5% 3% 1% 1%

ERNST & YOUNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w