trong đó Ng là số sâu non hoá kén trên mặt đất; N5 là số sâu non rời khỏi quả táo; C0 là số sâu non hoá kén trong nơi hoá kén trên cây.
- Phơng trình tỷ lệ cái. Căn cứ vào quan sát tỷ lệ con cái lứa thứ nhất có quan hệ hàm số tuyến tính với mật độ sâu non lứa trớc:
N1 =N7(0,700-0,1N4/A)N7 =0,8C0+0,3Ng N7 =0,8C0+0,3Ng
trong đó: N1 là tỷ lệ sâu cái lứa thứ nhất; N7 là số sâu sống qua đông; N4 là số sâu non trong quả táo; A số lợng quả táo.
(2) Kiểm nghiệm tính hữu hiệu của mô hình hệ thống
Động thái quần thể loài ngài đục quả táo do sự biến đổi sinh cảnh, sự cạnh tranh mà có sự khác nhau rất lớn, những số liệu hữu hiệu phải có 2 đặc trng:quần thể không bị nhiễu (bởi thuốc trừ sâu) và phải có số liệu đánh giá liên tục nhiều năm. Khi mô phỏng các tham số và biến số không thay đổi, các mô phỏng phải có sơ đồ thuyết minh.
(3) Phân tích độ nhạy
Thông qua phân tích độ nhạy của mô hình để tìm hiểu kết quả các tham số trong mô hình là rất cần thiết. Ngời ta thờng có hai tham số : H là tham sô tính thích hợp với sinh cảnh, gây ra bởi các nhân tố phi mật độ; Ri là tham số chỉ số gây ra bởi các nhân tố mật độ. Giá trị trong 2 tham số này đợc tính toán từ 7 mô hình con, sau đó lấy giá trị tiêu chuẩn giới hạn 10% để tính toán.(P-Pmin)/P và (Pmax- P)/P.
4.6.Phát huy tác dụng khống chế tự nhiên đối với vật gây hại.
Hiện tợng khống chế tự nhiên rất phổ biến. Ta có thể phát hiện rất nhiều trong tự nhiên. Ta th - ờng nhận thấy sinh vật gây hại tuy trong quá trình biến đổi theo thời gian nhiều ít không theo một quy luật nào, nhng nếu không thêm vào ảnh hờng của nhân tố con ngời thì quần thể loài đó sẽ thay đổi quanh một mức cân bằng làm cho số lợng quần thể sinh vật gây haị biến đổi duy trì trong một phạm vi nhất định, quá trình đó gọi là khống chế tự nhiên (natural control). Kết quả của khống chế tự nhiên làm cho số lợng quần thể loài đợc điều chỉnh và không làm cho quần thể đó tăng lên nữa.
Trong hệ sinh thái rừng, đối với sinh vật gây hại nhân tố khống chế tự nhiên bao gồm: Vật bắt mồi, vật ký sinh, vật cạnh tranh, vi sinh vật gây bệnh cho vật gây hại; tính chống chịu hại, tính bù, tính biến dị và các điều kiện hoá học vật lý của nơi sống.
Trong các nhân tố đó, thiên địch là nhân tố khống chế mật độ vật gây hại quan trọng. Với quan điểm khống chế chỉ có nhân tố gây phản ứng với quần thể loài mới có thể điều chỉnh số lợng quần thể vật gây hại mới duy trì đợc tác dụng trạng thái cân bằng. Ví dụ trong chuỗi thức ăn một hiện tợng rất rõ nét là, nếu số lợng vật mồi tăng lên tất sẽ dẫn đến số lợng quần thể vật bắt mồi tăng và dẫn đến quần thể vật gây hại giảm xuống.Nh nếu sâu róm thông nhiều, ong ký sinh, kiến, bọ ngựa sẽ nhiều; sâu túi keo nhiều nhện và kiến sẽ nhiều... Vì vậy khi tiến hành quản lý vật gây hại phải lấy vật gây hại xem nh là một bộ phận kết cấu của hệ sinh thái, phải tiến hành điều chỉnh mọi tác dụng tổng hợp phát huy đầy đủ khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái.
Tính chống chịu, tính gây ngán và tính biến dị của cây chủ là một nhân tố khống chế tự nhiên quan trọng. Ví dụ thông bị sâu róm thông ăn dới 50% cây thông sẽ đợc bù lại sự sinh trởng,hoặc cây khoai tây bị bọ lá ăn hại chỉ sau mấy giờ cây tiết ra 4 chất ức chế proteaza, sau 48 giờ toàn bộ cây trong lá cha bị ăn tiết ra 10% các chất ức chế đó, các chất đó vào trong bộ máy tiêu hoá làm cản trở sự phát dục của nhộng. Ngời ta đã phát hiện trên 20 họ cây rừng có tác dụng nh vậy. Ngoài ra khi sau khi bị hại, cây thờng tiết ra các chất thứ sinh để thích ứng với mối quan hệ đối với sinh vật khác. Những
chất đo có tác dụng ức chế vật gây hại nh chất tụ tập, chất gây ngán, chất thông tin.Ví dụ chát tác dunbgj dị thể (allelochemics) có tác dụng dẫn dụ, tác dụng gây ngán còn có tác dụng chống chịu tự nhiên rất tốt.
Tính biến dị của cây tồn tại rất phổ biến. Nhiều nghiên cứu chứng minh trong cùng một tổng thể cây trồng, không chỉ giữa các cây không thể hiện tính đồng nhất mà trong cùng một cây sự phân bố thành phần các chất cũng khác nhau theo thời gian, theo không gian và theo bộ phân cây. Ví dụ axit cianic có ở rễ, hạt, thân nhng nhiều nhất lại ở lá; nồng độ hợp chất terpen trên cây bách thay đổi theo ngày đêm. Sự biến đổi đo có ảnh hởng rất lớn đến tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ tử vong của sâu hại.Vì vậy ta có thể lợi dụng tính chất này để đối phó với vật gây hại, phù hợp với mục tiêu kinh tế và sinh thái học bảo vệ môi trờng.
Trong hệ sinh thái rừng điều kiện môi trờng cực đoan và sự can thiệp của con ngời là một nân tố quan trọng ảnh hởng đến mức độ quần thể loài. Những nhân tố đó không chỉ ảnh hởng đến sự phân bố, sự sống còn, sự sinh trởng và sinh sản của vật có hại mà còn ảnh hởng đến khả năng khuếch tán lây lan, di chuyển và hành vi của chúng. Nhất là việc sử dụng các thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm có biên độ rộng (diệt nhiều loài gây hại) lại đồng thời diệt nhầm các sinh vật có ích làm yếu các nhân tố khống chế tự nhiên gây ra sự phát dịch của sâu bệnh hại hoặc do một loài thứ yếu tăng lên biến thành loài gây hại chủ yếu.
5. Phơng pháp Giám sát hệ sinh thái vật gây hại rừng
Trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng, việc quản lý vật gây hại (sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại...) theo nguyên lý IPM và công trình hệ thống đang đặt ra cho các nhà quản lý và nghiên cứu khoa học một nhiệm vụ khá năng nề. Trong đó việc giám sát hệ sinh thái vật gây hại liên quan nhiều đến môi tr - ờng sinh thái rừng.
Giám sát hệ sinh thái vật gây hại rừng là lấy vật gây hại rừng làm đối tợng quan sát ghi chép động thái và định lợng mối quan hệ tổ thành và tác dụng lẫn nhau giữa chúng. Nó là một bộ phận tổ thành quan trọng trong hệ thống quản lý vật gây hại. Ví dụ muốn giám sát một loài sâu bệnh, ta phải căn cứ vào các số liệu khí tợng của các trạm khí tợng, có số liệu khí tợng hàng tháng, trong đó bao gồm cả số liệu về tình hình sâu bệnh. Tổng hợp chúng vào máy vi tính lập ra mô hình và làm cơ sở cho việc đề ra phơng án quản lý và phòng trừ thích hợp.
Xét về lịch sử phòng trừ xa nay ngời ta thờng chỉ chú ý đến phân loại và phòng trừ vật gây hại mà coi nhẹ vấn đề giám sát tình hình vật gây hại.Muốn đánh thắng địch ta phải nắm vững tình hình địch, nên muốn phòng trừ sâu bệnh ta phải biết tình hình sâu bệnh. Nếu không sẽ dẫn dến không phòng cái đáng phòng gây ra tổn thất kinh tế hoặc phòng cái không đáng phòng dẫn đến công toi. Ng ời ta th- ờng hình tợng hoá vấn đề này là nếu phòng trừ là hạt nhân của quản lý, dự báo là cơ sở của phơng án phòng trừ thì việc giám sát sâu bệnh là căn cứ tin cậy của dự báo và phơng án. Bớc đầu tiên của việc giám sát là phải thu thập số liệu tin cậy. Công việc này đòi hỏi phải kiên trì lâu dài, lấy quần thể loài vật gây hại làm trung tâm, trong một thời gian và không gian nhất định giám sát hệ sinh thái và các nhân tố môi trờng ảnh hởng đến sự biến động hệ sinh thái. Ta cần có 4 thông tin cơ bản về (1) động thái rừng (2) động thái vật gây hại (3) động thái thiên địch (4) động thái môi trờng.
Trong quá trình giám sát hệ thống có thể áp dụng kết hợp điểm và diện. Kết hợp điều tra trên diện rộng với ô tiêu chuẩn định vị. Các số liệu điều tra phải có tính hệ thống để xây dựng mô hình và kiểm nghiệm mô hình sau này. Ngày nay ở nhiều nớc trên thế giới kỹ thuật giám sát hệ thống vật gây hại phát triển rất nhanh nh kỹ thuật rađa, kỹ thuật viễn thám hàng không đã đợc ứng dụng có hiệu quả trong giám sát sâu bệnh hại.
Để bảo đảm cho công tác nghiên cứu nội dung và phơng pháp giám sát phải thống nhất với nhau và bảo đảm 4 tiêu chuẩn: Chính xác,nhanh gọn, đơn giản, giá thành giảm.
Trong công tác bảo vệ rừng nhiệm vụ nặng nề của chúng ta là muốn có số liệu chính xác, ngoài kỹ thuật giám sát phải có ngời và tổ chức thực hiện thống nhất, thống nhất yêu cầu, phải chú ý đến”xác định ngời,xác định thời gian,xác định địa điểm” Đồng thời các số liệu điều tra giám sát phải đợc quy phạm hoá,biểu hoá và định lợng hoá. Có nh vậy việc giám sát mới thuận lợi.
Việc giám sát vật gây hại cây rừng khác với cây nông nghiệp . Nếu nh so sánh công tác giám sát truyền thống với hệ thống quản lý vật gây bệnh hiện đại cũng có những khác nhau:một bên dựa vào nhân lực trong mạng lới dự tính dự báo, một bên dựa vào hệ thống máy vi tính. một bên dựa vào thông tin bu điện và điện báo một bên dựa vào mạng nối máy vi tính. Vì vậy dự tính dự báo vật gây hại trong lâm nghiệp, do phạm vi quản lý rộng, do thiếu nhân lực nên cần phải có những thiết bị này mới thực hiện đợc việc giám sát tình hình vật gây hại.
5.1.Kết cấu không gian của quần thể loài vật gây hại và kỹ thuật rút mẫu
5.1.1.Kết cấu không gian của quần thể vật gây hại
Kết cấu không gian là một đặc trng quan trọng của quần thể, là kết quả của tiến hoá của tác dụng tơng hỗ giữa đặc tính sinh vật học (kiếm ăn, giao phối, sinh sản, di c, tự đào thải) và điều kiện sinh cảnh (tính chất của thực vật và điều kiện môi trờng). Cho nên sự hình thành két cấu không gian phản ánh một hành vi tập tính một thời đỉem nào đó của cá thể và ảnh hởng lặp lại của nhân tố môi tr- ờng, thể hiện mức độ khác nhau đặc tính chọn lọc nơi sống và kết cấu không gian. nghiên cứu kết cấu quàn thể có ý nghĩa lý luận và thực tiễn; nó không chỉ phản ảnh kết cấu mà còn nâng cao mức độ chính xác cho kỹ thuật rút mẫu, thiết kế thí nghiệm đồng thời là tiền đề của việc xử lý số liệu.
Kết cấu quần thể vật gây hại thờng có hai kiểu kiểu ngẫu nhiên và kiểu tụ đàn.
Kiểu phân bố ngẫu nhiên bao gồm phân bố nhị thức dơng (binomial distribution) và phân bố Poisson (Poisson distribution)
Kiểu phân bố tụ đàn bao gồm phân bố Neyman A (Neyman type A distribution) và phân bố nhị thức
âm (Negative binomial distribution)
(1) Phân bố nhị thức(binomial distribution)