Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Sau khi các đơn vị thành viên xây dựng và đăng ký đơn giá tiền lương Tổng công ty tiến hành thẩm định, xây dựng đơn giá tiền lương chung cho toàn Tổng công ty. Năm 2000 sau khi có số liệu đăng ký của các đơn vị thành viên Tổng công ty tiến hành thẩm định, cụ thể các chỉ tiêu lao động để tính đơn giá tiền lương được thẩm định và xác định lại như sau.
- Về định mức lao động tổng hợp.
Như ta đã biết định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là một yếu tố cấu thành nên đơn giá tiền lương. Định mức lao động tổng hợp tỷ lệ thuận với đơn giá tiền lương, điều đó có nghĩa khi định mức lao động tổng hợp tăng thì đơn giá tiền lương cũng tăng lên. Do đó, có một thực trạng phổ biến, các đơn vị khi xây dựng đơn giá tiền lương thường hay nâng cao định
385.000 x ( 2,77+0,356)
VĐG= --- x 139,32 = 806.119 (đồng/ tấn). 26 x 8
mức lao động tổng hợp của đơn vị mình. Cụ thể ta lấy ví dụ về định mức lao động tổng hợp của Công ty Giấy Bãi Bằng và cũng là định mức lao động tổng hợp làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lương cho toàn Tổng công ty.
Năm 2000, sau khi tiến hành thẩm định Tổng công ty xác định được định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị tấn giấy quy đổi là:
TTH = 126,67 giờ/ tấn sản phẩm. Trong đó:
TCN= 55,68 giờ/ tấn sản phẩm. TPV= 56,78 giờ/ tấn sản phẩm. TQL= 14,21 giờ/ tấn sản phẩm.
Như vậy định mức lao động tổng hợp cho một tấn đơn vị sản phẩm sau khi được Tổng công ty thẩm định giảm so với Công ty Giấy Bãi Bằng xây dựng là 10%. Điều này được lý giải như sau.
Do trước kia mức sản lượng giao cho Công ty là 50.000 tấn/ năm chỉ bằng 91% so với công suất thiết kế là 55.000 (tấn/ năm). Việc giảm sản lượng định mức so với công suất thiết kế nhằm mục đích khuyến khích tăng năng suất lao động. Nhưng khi đi vào sản xuất thực tế, mức sản lượng thường đạt cao hơn công suất thiết kế và đạt vào khoảng 60.000 (tấn/ năm) tương ứng với định mức lao động tổng hợp thực tế là 116,1 giờ/ tấn. Như vậy đương nhiên định mức ban đầu đã cao hơn so với mức thời gian thực tế là 20% (do số lao động định mức không thay đổi). Do đó, nếu giữ nguyên định mức như cũ ứng với mức sản lượng 50.000 (tấn/ năm) thì Nhà nước sẽ không được lợi gì từ việc tăng năng suất lao động, nên để chia lại một phần lợi ích Nhà nước nâng mức sản lượng định mức lên đúng bằng công suất thiết kế của Công ty là 55.000 (tấn/ năm) khi đó định mức lao động tổng hợp mới cho một tấn đơn vị sản phẩm là:
Với cách thẩm định như trên Tổng công ty xác định lại định mức lao động tổng hợp của các đơn vị thành viên năm 2000 như sau:
6.966.000
TTH = --- =126,67 giờ/ tấn sản phẩm 55.000
Bảng thẩm định định mức lao động tổng hợp Tổng công ty năm 2000. Bảng12
Stt Đơn vị Tvị đăng TH đơn ký TTH TCT thẩm định Chia ra So sánh % TCN TPV TQL
1 Công ty Giấy Bãi Bằng 139,3 126,7 24,47 85,91 16,29 90,92
2 Công ty Giấy Việt Trì 339,3 300,7 171,84 103,8 25,02 88,62
3 N.m Giấy H. Văn Thụ 319,7 319 192 96 31 99,78
4 N.máy Giấy Vạn Điểm 241 237 143 67 27 98,34
5 N. m Giấy Hoà Bình 256 232 120 76 36 90,62
6 C. ty Giấy Đồng Nai 170,4 144,3 48,21 70,24 25,84 84,68
7 Công ty Giấy Tân Mai 52,8 53,18 21,38 23,13 8,67 100,72
8 N. máy Giấy Bình An 114 97,52 54,12 31,42 11,98 85,55
9 C. ty Giấy Viễn Đông 409,2 402 186,93 143,4 71,68 98,23
Qua bảng trên ta thấy hầu hết các đơn vị đều xây dựng định mức lao động cao hơn so với thực tế, chỉ có duy nhất Công ty Giấy Tân Mai xây dựng thấp hơn so với mức Tổng công ty thẩm định nhưng cũng chỉ thấp hơn 0,72%. Trong khi đó các đơn vị xây dựng cao hơn so với định mức lao động Tổng công ty thẩm định gồm có 5 đơn vị cao hơn trên 10%, 3 đơn vị cao hơn khoảng gần 2%. Như vậy sau khi thẩm định Tổng công ty cắt giảm 10% định mức lao động tổng hợp của Tổng công ty là phù hợp.
Việc Tổng công ty thẩm định và xác định lại định mức lao động tổng hợp đối với các đơn vị thành viên sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng hệ số qui đổi sản lượng và tổng khối lượng sản phẩm qui đổi của Tổng công ty. Năm 2000 sau khi thẩm định và xác định lại định mức lao động tổng hợp của các đơn vị thành viên, hệ số qui đổi và tổng khối lượng sản phẩm qui đổi của Tổng công ty được xác định lại như sau:
Bảng hệ số qui đổi và tổng khối lượng sản phẩm qui đổi sau khi Tổng công ty thẩm định năm 2000.
Bảng 13
Stt Đơn vị SLSP KH 2000 Công ty 2000SLSP QĐ Hệ số qui đổi TCT TCT 2000SLSPQĐ
1 Công ty Giấy Bãi Bằng 62.000 85.778 1 85.778
2 Công ty Giấy Việt Trì 9.000 21.043 2,374 49.956
3 Nhà máy Giấy H. V. Thụ 4.000 8.607 2,518 21.672
4 Nhà máy Giấy Vạn Điểm 3.350 6.461 1,871 12.080
5 Nhà máy Giấy Hoà Bình 1.700 3.353 1,832 6.143
6 Công ty Giấy Đồng Nai 17.000 20.475 1,139 23.321
7 Công ty Giấy Tân Mai 60.000 29.639 0,42 12.448
8 Nhà máy Giấy Bình An 5.800 7.093 0,77 5.420
9 Công ty Giấy Viễn Đông 950 2.672 3,173 8.478
Tổng cộng 163.800 185.121 225.304
Như vậy sau khi thay đổi định mức lao động tổng hợp dẫn đến thay đổi hệ số qui đổi và làm tăng tổng khối lượng sản phẩm qui đổi kế hoạch năm 2000 thêm 1.151 tấn giấy qui đổi tương ứng làm tăng 0,5% khối lượng sản phẩm qui đổi năm kế hoạch.
- Về hệ số phụ cấp lương bình quân:
Nhìn chung các đơn thành viên Tổng công ty đều thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ phụ cấp lương sau:
+ Phụ cấp khu vực.
+ Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng. + Phụ cấp chức vụ.
Riêng chế độ phụ cấp ca ba các đơn vị thành viên thường khai tăng số người được hưởng phụ cấp. Cụ thể ở Công ty Giấy Đồng Nai năm 2000 có 1320 lao động nhưng theo Công ty báo cáo có tới 768 người được hưởng chế độ phụ cấp ca ba chiếm 58,18% số lao động của Công ty. Công ty Giấy Đồng Nai là doanh nghiệp hạng I với trình độ công nghệ cao, vì thế đáng ra số lao
động làm ca ba phải ít đi. Qua thực tế khảo sát thì số lao động làm ca ba chỉ khoảng 300 người chiếm 23% tổng số lao động của Công ty.
Mặt khác, trong bảng tính hệ số phụ cấp tiền lương bình quân năm 2000 của Tổng công ty ta thấy quỹ tiền lương phụ cấp ca ba thường chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng trên 70% tổng quỹ phụ cấp các loại của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty. Do đó, sau khi thẩm định để phù hợp với điều kiện thực tế Tổng công ty xác định hệ số phụ cấp tiền lương năm 2000 là 0,35 giảm 0,06 đơn vị tính tương ứng giảm 1,7%.
- Về hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Qua khảo sát số liệu báo cáo của các đơn vị thành viên, Tổng công ty thấy có những công việc được các đơn vị thành viên qui định cao hơn so với mức cần thiết. Điều này thể hiện rất rõ ràng qua bảng số liệu sau:
Bảng hệ số lương cấp bậc công việc bình quân theo từng loại lao động toàn Tổng công ty năm 2000.
Bảng 14
Stt Loại lao động Số lao động Hệ số cấp bậc công việc bình quân 1
2 3
Công nhân công nghệ giấy Công nhân phục vụ Lao động quản lý 1.800 5.404 907 2,66 2,76 3,00 Tổng cộng Hệ số bình quân TCT 8111 2,77
Như vậy ta thấy hầu hết số lao động trong Tổng công ty đều hưởng lương ở bậc cao nhất trong nhóm lương của bảng lương A12 (Bảng luơng công nhân sản xuất giấy). Cụ thể, trong loại lao động công nhân công nghệ giấy theo thống kê của các đơn vị thành viên thì có 10% được hưởng lương của bậc 4 nhóm I, 30% được hưởng lương bậc 4,5 nhóm II và 60% được hưởng lương bậc 4,5 của nhóm III. Với thống kê như trên ta thấy 100% công nhân công nghệ giấy Tổng công ty đều được hưởng lương từ bậc 4 trở lên của mỗi nhóm lương. Điều này cho chúng ta thấy sự bất cập trong việc xếp trả
lương trong các đơn vị thành viên Tổng công ty, một doanh nghiệp dù có trình độ công nghệ cao thì cũng có những công nghệ giản đơn tương ứng với bậc lương thấp. Do dó, sau khi tiến hành thẩm định Tổng công ty xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân toàn Tổng công ty là 2,70 giảm 0,07 tương ứng giảm 2,53%.
- Đơn giá tiền lương tính lại sau khi Tổng công ty thẩm định các chỉ tiêu lao động.
Sau khi Tổng công ty tiến hành thẩm định chỉ tiêu lao động đơn giá tiền lương xác định lại như sau:
VĐG= VGiờ x TSP
Trong đó:
TSP = 126,67 (giờ/ tấn giấy qui đổi).
Với các chỉ tiêu: HCB = 2,70; HPC = 0,35; TLmindn= 385.000 (đồng/ tháng);
VĐG = VGiờ x TSP = 715.106 (đồng/ tấn).
Như vậy đơn giá tiền lương sau khi Tổng công ty thẩm định giảm 91.013 (đồng/ tấn) tương ứng giảm 11,29%. Việc giảm đơn giá tiền lương chủ yếu là do các yếu tố lao động. Trong đó định mức lao động tổng hợp cho một tấn giấy giảm 10,52% tương ứng làm giảm 9,2% đơn giá tiền lương; hai nhân tố hệ số lương cấp bậc công việc và hệ số phụ cấp tiền lương bình quân làm giảm 2,09% đơn giá tiền lương. Qua phân tích ở trên ta thấy chất lượng xây dựng đơn giá tiền lương ở các đơn vị thành viên của Tổng công ty là chưa tốt. TLmindn x( HCB+ HPC ) VGiờ= --- 26 x 8 385.000 x ( 2,7+ 0,35 ) VGiờ= --- = 5645,425 đồng/ giờ 26 x 8