- Đối chiếu số liệu doanh thu thực tế để xác định chênh lệch trọng yếu.
532 Giảm giá hàng bán E220
2.2.4.2. Sự khác nhau trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại hai KHA và B.
- Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, điểm khác biệt đầu tiên giữa hai khách hàng A và B là ở chỗ A là khách hàng cũ, B là khách hàng mới. Khách hàng A là công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và tiêu thụ than; bán VLXD. Đây là đơn vị kinh doanh có quá trình sản xuất và chế biến hàng tiêu thu nên việc ghi nhận doanh thu – giá vốn cũng có sự khác biệt so với khách hàng B – một đơn vị kinh doanh thương mại đơn thuần (mua bán hàng hóa, du lịch, vận tải). Với khách hàng A, KTV chỉ tiến hành tìm hiểu về khách hàng thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước; còn khách hàng B, KTV phải tiến hành tìm hiểu và thu thập toàn bộ thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý. Hơn nưa, do B là khách hàng năm đầu tiên nên việc tìm hiểu về khách hàng B được thực hiện khá kỹ càng, tìm hiểu cả về nguyên nhân thay đổi công ty kiểm toán.
Đồng thời khi thực hiện đánh giá HT KSNB và rủi ro kiểm toán, KTV đánh giá HT KSNB của khách hàng A là khá tốt nên chương trình kiểm toán được thiết kế giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng kiểm toán, KTV vẫn không giảm bớt các thử nghiệm cơ bản đối với khách hàng A. Với khách hàng B, HT KSNB được đánh giá kém hiệu quả hơn, KTV cũng xác định khi thực hiện kiểm toán khách hàng B thì thủ tục kiểm toán cũng phải được tăng cường hơn, mẫu chọn kiểm tra cũng phải nhiều hơn và chi tiết hơn.
- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Nhìn chung, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán – lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại hai khách hàng A và B là khá giống nhau. Sự khác nhau trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại hai khách hàng thể hiện rõ nhất là ở giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Khi thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục tổng hợp đối chiếu thì quy trình thực hiện giống nhau nhưng kết quả tại đánh giá về hai khách hàng lại khác nhau: Với
Nguyễn Thị Trang
Kiểm toán 47B
GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
khách hàng A, KTV xác định nên tập trung kiểm tra về doanh thu bán than do doanh thu bán than chiếm tỷ trọng lớn nhất, đồng thời phải chú ý kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu. Đối với khách hàng B, KTV cũng xác định phải tập trung kiểm tra doanh thu bán hàng hóa nhập khẩu, đồng thời do loại hình kinh doanh của B đa dạng hơn nên doanh thu cũng gồm bốn loại, KTV cũng tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với từng loại doanh thu; đồng thời B cũng phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu cần kiểm tra chi tiết.
Khi thực hiện các thủ tục phân tích: Doanh thu khách hàng A năm nay có sự tăng đột biến so với năm trước, KTV xác định nguyên nhân và từ đó đưa ra định hướng tập trung kiểm tra là phát sinh doanh thu ở hai mỏ than mới, đồng thời kiểm tra nhiều hơn ở các tháng 8, 9, 10, 11, 12 do đây là các tháng phát sinh đột biến doanh thu. Doanh thu khách hàng B qua các thủ tục phân tích cho thấy trong năm tài chính không có sự tăng đột biến, tập trung kiểm tra vào tháng 1, 5, 6, 7 và tháng 10.
Với việc xây dựng mô hình doanh thu ước tính, KTV cũng đã khoanh vùng được các tháng có chênh lệch doanh thu trọng yếu để tập trung các thủ tục kiểm tra chi tiết. Mô hình doanh thu ước tính được xây dựng với khoản mục doanh thu bán than ở khách hàng A và doanh thu bán hàng hóa ở khách hàng B. Kết quả phân tích cho thấy tháng 8 và tháng 11, doanh thu bán than của khách hàng A có chênh lệch trọng yếu, KTV cần tập trung kiểm tra vào mục tiêu trọn vẹn. Còn khách hàng B, chênh lệch trọng yếu phát sinh ở tháng 5 và tháng 12, KTV cần chú ý kiểm tra đảm bảo mục tiêu hiện hữu và đúng kỳ.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết: Từ kết quả của các thủ tục kiểm soát, phân tích KTV tiến hàng kiểm tra chi tiết. Các thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu tại hai khách hàng đều dựa trên chọn mẫu.
+ Tiến hành kiểm tra phát sinh tăng doanh thu để đảm bảo doanh thu ghi nhận trên sổ sách là có thật, chứng từ hợp lý. Qua việc kiểm tra, đối chiếu cho thấy khách hàng A khoản mục doanh thu đảm bảo mục tiêu hiện hữu; còn khách hàng B phát hiện có khoản doanh thu bị hạch toán nhầm tài khoản từ 512 sang 511.3. KTV đã đưa ra bút toán điều chỉnh.
+ Tiến hành kiểm tra ngược từ chứng từ tới sổ sách để đảm bảo mục tiêu trọn
Nguyễn Thị Trang
Kiểm toán 47B
GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
vẹn trong ghi nhận doanh thu. Khách hàng B không phát hiện sai phạm trọng yếu. Nhưng khách hàng A có hai hóa đơn đã thực hiện nhưng chưa được ghi nhận doanh thu với giá trị khoản doanh thu bị bỏ sót là 197.079.429 đ. KTV đã thực hiện điều chỉnh và xác định rõ đây không phải là do kế toán cố tình bỏ sót mà do điều kiện khách quan bên ngoài tác động làm doanh thu bị ghi thiếu.
+ Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu: KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu. Với khách hành A, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán; với khách hàng B thì giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán. Qua kiểm tra, KTV kết luận các khoản giảm trừ doanh thu tại hai khách hàng đều đảm bảo mục tiêu phê chuẩn, chính xác.
+ Đối với khách hàng B, KTV tiến hành thêm thủ tục kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu và giá vốn ghi nhận trong kỳ. Dựa vào xét đoán nghề nghiệp của mình và do HT KSNB của B được đánh giá thiếu hiệu quả nên với sự thận trọng nghề nghiệp đích đáng, KTV đã tiến hàng chọn mẫu kiểm tra các hóa đơn, hợp đồng về giá trị và số lượng hàng bán, tính toán lại doanh thu được ghi nhận; xem xét giá trị ghi nhận vào sổ sách. Đồng thời kiểm tra phiếu xuất kho hoặc biên bản giao nhận hàng hóa tương ứng của khoản doanh thu đó, kiểm tra về số lượng xuất, đơn giá xuất, tính toán lại giá vốn và xem xét giá trị ghi số giá vốn của lô hàng này. Số lượng xuất bán trên hóa đơn, hợp đồng và biên bản giao hàng, phiếu xuất kho phải trùng khớp. Qua kiểm tra, KTV đã kết luận không có sai phạm trọng yếu được phát hiện.
+ Cuối cùng, KTV tiến hành kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu tại cả hai khách hàng. KTV tiến hành kiểm tra ngược trình tự kế toán, tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh 15 ngày trước và sau thời điểm khóa sổ. KTV phát hiện với khách hàng B, có khoản doanh thu ghi nhận sai kỳ: doanh thu năm 2008 bị ghi nhận sang năm 2009. KTV đã đưa ra bút toán điều chỉnh. Với khách hàng A không có sai phạm trọng yếu được phát hiện.
Như vậy, tuy thủ tục kiểm toán khá khác nhau, nhưng kết quả kiểm toán tại hai khách hàng là khác nhau. Điều này hoàn toàn hợp lý do đặc điểm mỗi khách hàng,
Nguyễn Thị Trang
Kiểm toán 47B
GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
khách hàng A với HT KSNB tốt hơn có ít sai phạm hơn so với khách hàng B – HT KSNB được đánh giá kém hơn.
- Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: các thủ tục kết thúc kiểm toán doanh thu tại hai KH A và B là giống nhau, chỉ khác nhau ở bút toán điều chỉnh sau kiểm toán.
Nguyễn Thị Trang
Kiểm toán 47B
GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Có thể khái quát quy trình kiểm toán tại PCA thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình kiểm toán chung tại PCA
Hợp đồng
Thỏa thuận chấp nhận khách hàng mới/ Tiếp tục khách hàng cũ
Kế hoạch kiểm toán sơ bộ
Phạm vi và điều khoản Xác định chiến lược Công việc của cuộc kiểm toán kiểm toán hành chính
Hiểu biết về khách hàng
Thu thập những thông tin cơ sở và Hiểu biết và đánh giá Hệ thông tin về nghĩa vụ pháp lý thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá trọng yếu và rủi ro Thực hiện phân tích sơ bộ
Thực hiện kiểm toán: Kế thúc kiểm toán:
Chương trình kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm toán
Trao đổi với khách hàng/ Soát xét/ Sự kiện sau ngày khóa sổ/ phát hành Báo cáo kiểm toán
Kết luận kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Nguyễn Thị Trang
Kiểm toán 47B
GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Nguyễn Thị Trang
Kiểm toán 47B