Khuếch tán và thay thế:

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 32)

- Khuếch tán: Động lực của quá trình khuếch tán là do chênh lệch nồng độ nơi có nồng độ cao khuếch tán sang nơi có nồng độ thấp. Nếu như nồng độ mọi điểm bằng nhau xảy ra hiện tượng cân bằng động không có khuếch tán.

- Dịch đen nằm sâu trong thành thớ sợi ở dạng liên kết khi cho dịch rửa có nồng độ thấp thì sự cân bằng đó bị phá vở sinh ra hiện tượng khuếch tán từ trong ra ngoài, cứ như thế mãi cho đến khi bột sạch.

- Sự thay thế: Là quá trình thay thế dịch đen bằng nước rửa, nước rửa có áp lực đẩy dich đen ra ngoài.

Điều kiện có sự thay thế:

- Chênh lệch nồng độ giữa nước rửa và dịch đen.

- Tốc độ dòng chảy phải thấp để thời gian chuyển dịch đen ra ngoài.

- Để đạt được hiệu quả thay thế và khuếch tán tốt nhất, ta sử dụng dịch đen loãng để rửa sau đó mới dùng nước sạch để rửa.

c. Rửa ép:

- Dùng lực cơ học tạo độ chân không hay áp suất để ép bột làm cho dịch trong ống mao quản và rảnh thoát ra ngoài.

- Lọc và ép làm cho dịch đen ban đầu đậm đặc ít bị pha loãng đồng thời làm cho nồng độ bột tăng lên.

+ Kết luận:

Trong qúa trình rửa ta có thể sử dụng từng phương pháp rửa riêng rẽ hay có thể kết hợp các phương pháp rửa sao cho đạt được mục đích đặt ra.

Để đánh giá kết quả của quá trình rửa ta dựa vào hiệu suất giữa lượng chất khô sau quá trình rửa bột(U) với tổng số chất khô được hoà tan vào dịch ban đầu và sự tương quan nồng độ (F) tức là tỉ số nồng độ trước và sau khi rửa. Nếu F=1, U=1, đó là lý tưởng tức là bột đã sạch hoàn toàn không có sự pha loãng dịch nhưng trong thực tế U và F chỉ đạt 80-90%.

*Sử dụng phương pháp rửa ngược dòng trên cơ sở rửa khuyếch tán và thay thế với hệ thống máy rửa chân không thùng quay( 4 máy rửa).

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w