Thuyết minh sơ đồ dây chuyền phân xưởng giấy:

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 59 - 60)

Phân xưởng giấy gồm có hai máy xeo và mỗi máy xeo có công đoạn chuẩn bị bột riêng.

1. Hệ thống: chuẩn bị bột và máy xeo 2( PM2):

Phân xưởng xeo của nhà máy giấy Bãi Bằng sử dụng 3 tuyến bột để làm giấy:

* Tuyến bột ngoại:

Bột ngoại( PP) ép dạng tấm được đưa vào các bể ngiền thuỷ lực

( Ch60Ch62) để đánh tơi và pha loãng nồng độ bột lúc này là 4-5%, sau đó bột được bơm( Pu500Pu502) bơm vào bể ngâm bột( Ch64-1) khoảng 12 h, nồng độ bột vẫn là 45% (mục đích của ngâm là để trương nở bột ) Và tiếp tục bơm vào bể chứa bột( Ch64-2) bằng bơm ly tâm( Pu504-1).

Bột được pha loãng 3.8% rồi bơm qua máy nghiền đĩa( 64-DDR3). Sau đó bột được đưa vào bể Ch65, tại đây bột được pha loãng xuống khoảng 3.5% rồi mới đưa qua máy nghiền côn RF165. cuối cùng bột đi tới bể hỗn hợp Ch67.

* Bột giấy rách:

Giấy rách được thu lại và đưa vào các bể nghiền ở hoàn thành( Ch83), bể nghiền cuối sấy( Ch81), bể nghiền dưới trục bụng để đánh lại thành bột sau đó được tập trung vào bể giấy rách 2( Ch77). Từ bể này bột được đưa lên thiết bị cô đặc bột giấy rách( Th110) rồi đưa xuống bể giấy vụn 1( Ch76). Từ đây bột được bơm Pu 527 bơm đi qua máy đánh tơi RF168 rồi mới đưa vào bể hỗn hợp Ch67.

* Tuyến bột nội:

Bột nội( BP) từ phân xưởng bột đưa sang được chứa trong 2 bể chứa bột nồng độ cao( Ch70 và Ch71). Từ đây bột được hai bơm Pu517 và Pu518 bơm đến bể Ch63, rồi bơm Pu503 lại đưa qua 2 máy nghiền đĩa

( 64-DDR1và 64-DDR2). Sau khi nghiền bột được đưa vào bể chứa Ch66, rồi từ đó bột được đưa tới hệ thống máy nghiền côn( RF160RF165). Tiếp đến bột được đưa vào bể hỗn hợp Ch67, tại đây ngoài bột nội còn có bột ngoại( PP),

bột giấy rách và người ta còn bổ sung phẩm màu(DYE) cùng chất tăng trắng( OBA). Từ bể hỗn hợp Ch67 bột được bơm Pu507 đưa qua hệ thống nghiền tinh gồm hai máy nghiền côn RF166 và RF167 mắc nối tiếp. Sau khi nghiền bột được đưa vào bể chứa bột Ch68, tại đây người ta bổ sung tinh bột cation. Sau đó bột được bơm lên hòm điều tiết Ch105 rồi mới đưa vào hệ thống lọc cát 4 giai đoạn. Trước khi vào lọc cát bột được bổ sung keo AKĐ và CaCO3. Bột tốt từ lọc cát giai đoạn 1 cùng với chất trợ bảo lưu bentonite được đưa vào hệ thống sàng áp lực 2 cấp. Sau khi qua sàng bột được đưa vào hòm phun bột áp lực( C=0.40.8%) không có đệm khí.

Từ hòm phun bột được phun lên lưới( lưới dài) để hình thành tờ giấy với vận tốc gần bằng vận tốc lưới( tấm hình thành, hệ thống tấm gạt nước, hệ thống hộp hút chân không, trục bụng chân không). Từ đầu lưới đến cuối lưới độ khô của giấy tăng dần, sau khi qua trục bụng chân không độ khô của giấy khoảng 1820%. Sau đó giấy được cho đi qua 4 cặp ép để loại nước và tăng độ kho của tờ giấy lên khoảng 40 42% rồi mới đưa vào giai đoạn sấy trước khi ép gia keo. Sau khi ra khỏi giai đoạn sấy này giấy có độ khô khoảng 9498%, khi ra keo để tăng độ bóng, nhẵn và khả năng chống thấm độ khô của giấy giảm xuống còn khoảng 6870%. Do đó, giấy cần phải được sấy giai đoạn sau ra keo để nâng độ khô lên 9394%. Sau khi sấy giấy được đưa qua 1 lô lạnh rồi mới đưa qua ép quang cuối cùng là đến lô cuộn.

2. Hệ thống: chuẩn bị bột và máy xeo 1( PM1):* Chuẩn bị bột: * Chuẩn bị bột:

Hệ thống chuẩn bị bột của máy xeo 1 cũng sử dụng 3 tuyến bột như máy xeo 2 nhưng trong phần chuẩn bị bột nội không sử dung máy nghiền đĩa tức là bột từ bể Ch63 được đưa thẳng tới bể Ch66 mà không qua nghiền đĩa. Còn, tuyến bột ngoại và bột giấy rách thì tương tự nhau.

* Máy xeo 1( PM1):

Máy xeo 1 khác máy xeo 2 là ở đây sử dụng loại máy xeo lưới đôi và không có ép gia keo bề mặt( sắp tới máy xeo 1 cũng sẽ được lắp thêm phần ép gia keo) nên giấy do máy 1 sản xuất ra chủ yếu để làm giấy viết, giấy vở học sinh, giấy in loại B( loại A có ép gia keo).

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w