Bơm quạt M820-01( Pu512I):

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 67 - 72)

IV. Làm sạch bột và xeo giấy: 1 Mục đích:

d. Bơm quạt M820-01( Pu512I):

Năng suất: 60 m3/ph Chiều cao đẩy: 45m Công suất môtơ: 630kw

e. xeo giấy:

ở công ty giấy Bãi Bằng, hiện nay dùng 1 máy xeo lưới đôi và một máy xeo lưới dài.

Hỗn hợp bột được tách nước giữa hai lưới, ước lượng nước trắng thoát ra qua hai lưới bằng nhau. Cần phải đảm bảo cho nước thoát ra đều đặn dọc theo chiều dài và theo chiều ngang. Việc thoát nước tuỳ thuộc vào cả dây truyền máy xeo. Phần lớn có bố chí các cấu kiện tạo ra sự thoát nước phụ thuộc vào tốc độ máy sức căng lưới. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ bột, độ dày lớp bột trên lưới và tính chất của bột. Để đạt được yêu cầu nhất định, việc bố trí cơ cấu thoát nước phải phù hợp với tính chất của bột và lưới xeo. Quá trình thoát nước ở đây chủ yếu dựa vào lực hút chân không của các hệ thống tấm gạt, hòm hút chân không trục bụng chân không, lô hình thành có hút chân không( đối với may xeo lưới dài).

* Các loại chăn lưới máy xeo:

SST Loại Máy xeo Chiều

rộng(mm) Chiều dài( mm) 1 Lưới ngoài PM1 4350 16170 2 Lưới trong PM1 4350 18500 3 Lưới lót PM2 4400 37600 4 Lưói co PM1 5000 4550 5 Chăn ép 1 PM1 4400 18700 6 Chăn ép 2 PM1 4400 17200 7 Chăn ép 3 PM1 4400 19900 8 Chăn ép 1 PM2 4400 24500 9 Chăn ép 2 PM2 4400 1800 10 Chăn ép 3 PM2 4400 21500 11 Lưới sấy1 PM1 PM2 4150 49500 12 Lưới 2,3,5 phía trên PM1PM2 4150 31500 13 Lưới 2,3,5 phía dưới PM1 4150 35000 14 Lưới sấy 3 trên PM2 4200 37000 15 Lưới sấy 3 dưới PM2 4200 39000 16 Lưới sấy 4 trên PM2 4200 26500 17 Lưới sấy 4 dưới PM2 4200 32500 18 Lưới nhóm lô lạnh PM1 4150 18000 19 f. Bộ phận ép.

Độ khô của tờ giấy sau trục bụng khoảng 20%. Lượng nước còn lại phải được tách bằng cách ép và sấy khô. Nguyên lý của ép là tờ giấy được nén bằng cơ học để đạt trên điểm bão hoà. Sau khi ép đôi khi xảy ra trường hợgiấy bị nát, lượng nước tách ra trong tờ giấy là quá lớn và nó phá vỡ liên kết giữa các thớ sợi. Những nhóm thớ sợi không được sắp đặt và không đồng đều sẽ phát sinh trong tờ giấy làm giảm chất lượng tờ giấy. Độ khô của tờ giấy sau bộ phận ép phụ thuộc vào định lượng tốc độ máy, nhiệt độ, quá trình đánh tơi bột và toàn

bộ các loại bột. Đối với một số loại giấy gói bao bì thì độ khô là 35% có thể chấp nhận được trong khi đó giấy in báo có thể lên đến 40%. Ngoài việc tách nước ra khỏi tờ giấy bộ phận ép còn có nhiệm vụ dẫn tờ giấy từ bộ phận lưới đến bộ phận sấy.

Bộ phận ép của nhà máy giấy Bãi Bằng có 4 cặp ép: ép 1+2:

đây là loại ép liên hợp, đó là lô chân không cũng là lô nâng hút giấy và chuyền tờ giấy trực tiếp từ lưới sang ép. Đây là loịa kết hợp chân không và ép có lưới, do đó lô ép chân không cũng là nâng bắt giấy. Tờ giấy lúc này còn ẩm ướt vì có nhiều nước đi qua lô ép nay nước được tách ra nhờ những hòm hút chân không ở phía dưới lưới, nước đước tách ra ở phía trên. Đây còn gọi là giai đoạn ép ướt, độ khô sau cặp ép này khoảng 35%.

ép 3:ép thẳng nhưng có lưới. Tờ giấy lúc này đã hơi khô nhưng vẫn còn nước, nên khi đi qua lô ép này(có cả lưới) để tách thêm một phần nước trong tờ giấy mà không làm cho tờ giấy bị rách hay nhàu nát đi do có hệ thống chăn ép(không ép trực tiếp), một mặt làm giảm áp suất thuỷ tĩnh trong khe ép bằng cáu trúc mở của lưới. Độ khô của tờ giấy sau lô ép này khoảng 40-45%.

ép 4:ép láng(không có cả chăn và lưới). Tờ giấy lúc này hoàn toàn đã khô, ép ở giai đoạn này không có tác dụng tách nước ra vì không có cả chăn và lưới ép. So với các cặp ép trước thì lô ép này nặng hơn, có bề mạt rất nhẵn có tác dụng làm cho bề mặt của tờ giấy mịn và phẳng hơn, bóng hơn, chặt hơn. Do đó lô ép này người ta còn gọi là lô ép quang.

Chăn lưới cho bộ phận ép: chăn phải đảm bảo được các đặc tính sau đó là đọ thoát nước tốt, kich thước đồng đều ổn định,đọ bền cao, cấu trúc thoáng,không bị xù lông và khả năng bám giấy tốt. Chăn sử dụng ở bộ phận này có một số chức năng sau:

-Hút nước từ tờ giấy qua khe ép

-Đỡ tờ giấy qua khe ép để tránh hiện tượng ép nát

-Phân bố một lực ép đồng đều ổn định trên suốt toàn bộ cả bề mặt của tờ giấy tránh hiện tượng tạo vết, làm nhăn nhàu tờ giấy

-Chuyền giấy từ bộ phận này sang bộ phận khác * Một số thông số kỹ thuật của lô ép:

Sức căng chăn và lưới tối đa:300kp/m Tốc độ: 800m/p áp suất ở ép 1: 60kp/cm áp suất ở ép 2: 90kp/cm áp suất ở ép 3: 40kp/cm g.Bộ phận sấy. Một số thông số cơ bản: PM1:

- Tốc độ máy xeo: 489.9 m/ph - Tốc độ cuộn: 509.9 m/ph - áp lực hơi vào: nhóm sấy 5: 110.9 KPa nhóm sấy 6: 110.9 KPa PM2: - Tốc độ máy xeo: 572.5 m/ph - Tốc độ cuộn: 586.2 m/ph - áp lực hơi vào: nhóm sấy 4: 224 KPa nhóm sấy 5: 320 KPa nhóm sấy 6: 320 KPa

Giấy sau lô ép thứ hai có độ khô khoảng 4045% được đưa vào bộ phận sấy, lượng nước còn lại trong tờ giấy lúc này nằm giữa những thớ sợi, một phần ở bên trong thàncủa thớ sợi. Mục đích của quá trình sấy là làm bay hơi nước có trong tờ giấy để đạt được độ khô khoảng 9095% bằng cách cho tờ giấy đi qua những lô sấy là những lô làm bằng kim loại có đường hơi nước đi ở phía trong truyền nhiệt cho tờ giấy trên bề mạt lô. ở giai đoạn đầu của quá trình sấy, bề mặt và ống mao quản lấp đầy nước tự do, sau khi sấy bề mặt bắt đầu khô và vùng bay hơi sẽ chuyển vào phía trong tờ giấy và sấy sẽ khó khăn hơn. Khi lượng nước tự do đã bay hơi hết nhưng tờ giấy vẫn còn khoảng 2530% độ ẩm(độ khô khoảng 70%). Như vậy sau quá trình này cần phải tách nốt phần nước còn lại, chúng nằm ở phía bên trong của thành xơ sợi.Sau khi qua lô sấy thì cuối cùng lượng nước còn lại khoảng 25% nó liên kết hoá học với xơ sợi nên rất chắc chắn, khó tách.

Việc sấy trên nhiều lô sấy là phương pháp phổ biến nhất, tờ giấy được dẫn tới và dọc quanh 2 phía những lô sấy và nó được ép sát vào những lô sấy bằng tác dụng của lưới sấy. áp suất hơi bên trong của lô sấyđược khống chế để tạo nên những tỉ lệ bay hơi thích hợp. tờ giấy được gia nhiệt và nước được bốc hơi khi nó chạy qua khoảng giữa lưới sấy và bề mặt lô sấy. Tiếp sau đó là quá trình co dãn tự do cho tới khi tiếp xúc với lô sấy sau và owr đay tờ giấy đã nguội đi qua quá trình bay hơi.

Cấu trúc bộ phận sấy.

Tờ giấy được chăn sấy ép sát vào lô sấy(người ta đặt tên cho chăn sấy lô sấy trên là chăn trên, lô sấy dưới là chăn dưới ). Khi chăn sấy tiếp xúc tờ giấy, lượng ẩm chuyển qua chăn một phần là nước và phần còn lại là hơi bởi vì sự chênh lệch áp suất hơi nước giữa chăn và giấy. Chăn sấy có nhiệt độ thấp hơn tờ giấy vì vậy nhiệt ngưng tụ của hơi sấy tăng lên, làm nhiệt độ của chăn tăng lên và một lượng hơi sẽ phân tán trực tiếp qua chăn. Chăn sấy được ép sát vào lô sấy bằng lô căng, được điều chỉnh ở một phía bằng lô lái chăn. Trong quá trình vận chuyển qua bộ phận sấy một phần nước được chuyển qua chăn, một

phần khác được thoát ra ở khoảng giữa các lô sấy. Lượng nước chuyển qua chăn sẽ được tách ra bằng lô sấy chăn. ở cuối bộ phận sấy ngưới ta đặt những lô lạnh, chức năng của các lô này là làm giảm khả năng tích điện của giấy, làm đồng đều độ ẩm của tờ giấy(nhiệm vụ của nó là tái tạo nên sự hồi ẩm của giấy sau khi được tiếp xúc ở môi trường quá nhiệt), làm cho tờ giấy sau khi sấy không bị khô cứng mà lại làm cho các xơ sợi trên tờ giấy mềm hơn. Để chuẩn bị cho vào khâu ép quang không bị rách tờ giấy và các xơ sợi mềm của tờ giấy dễ đan vào nhau hơn, làm cho tờ giấy chắc hơn bền hơn.

ở bộ phận sấy của nhà máy giấy Bãi Bằng gồm có 36 lô, trong đó có 34 lô sấy và 2 lô làm lạnh. Các lô được chia làm 6 nhóm, tuỳ theo loại giấy và tốc độ mà đặt nhiệt độ tương ứng với áp suất hơi đưa vào.

Cấu tạo của một lô sấy.

Tất cả các lô sấy đèu có ống nói qua đó hơi nước được đưa vào lô sấy có một ống nhỏ, ống xi phông được nối từ bên trong lô sấy tới bể nước ngưng ở bên ngoài.Nếu sụt áp là thích hợp thì nước ngưng sẽ được đẩy qua ống xi phông và vào bể nước. Khi ống xi phông đã hết, hơi nước tiếp tục đẩy ra vì áp suất phải được đảm bảo kể cả khi lô sấy không. hơi nước thoát ra cùng với nước ngưng tụ được sử dụng sấy cho nhóm sấy sau. ống xi phông có thể là loại cố định hoặc di động tức kà nó được gắn vào thành lô sấy hoặc quay cùng với lô sấy.

Nguyên lí làm việc của lô sấy: Hơi nước được đưa vào cửa hơi của lô sấy, hơi đưa vào có áp suất khoảng 300KPa. Nhờ các onngs xi phông hơi được dẫn tới lưới sấy, do nhiệt độ của hơi nóng truyền nhiệt cho nước trong xơ sợi tờ giấy làm cho nước trong tờ giấy bốc hơi ngưng tụ và theo cửa nước ngưng ra ngoài. Quá trình sấy được tiến hành một cách liên tục.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy.

Để truyền nhiệt từ hơi nước tới tờ giấy, lô sấy được làm bằng thép pha gang dẫn nhiệt.Khi tiếp xúc với tờ giấy ướt bề mặt gia nhiệt bi nguội đi và dòng nhiệt từ bên trong thành lô sấy được truyền qua thành lô sấy và ra ngoài bề mặt lô tới tiếp xúc với tờ giấy.Nhiệt độ trong thành lô sấy được khống chế ổn định bằng hơi ngưng tụ , lưu lượng nhiệt đó được quyết định bằng những yếu tố sau:

- áp suất bên trong lô sấy

- chiều dày của lớp nước ngưng - độ dày của thành lô sấy

- nhiệt độ của tờ giấy - độ ẩm của tờ giấy

- hệ số truyền mhiệt của thành lô sấy Thông gió của bộ phận sấy.

Thông gió là một quá trình quan trọng trong công nghệ giấy, bởi vì: nó cải thiện điều kiện lao động, tránh hiện tượng ngưng tụ, bức xạ nhiệt, có tính kinh tế tiết kiệm.

Bộ phân thông gió bao gồm: chụp thông gió, lô sấy, bộ trao đổi nhiệt, gia nhiệt cho gió nóng,gia nhiệt cho không khí, bộ trao đổi nhiệt cho nước nóng.

Phần quan trọng nhát của bộ thu hồi nhiệt là chụp hút, chụp hút là thiết bị trùm lên oàn bộ bộ phận sấy và nó được bảo ôn cách nhiệt với trình độ cao. Điều đó có nghĩa là dù ở một giá trị rất lớn của điểm sương nó cũng không bị ngưng tụ. ở trong chụp hút có nhiệt độ rất cao nên nó không cho phép không khí nóng thoát ra ngoài phòng máy để gây nên ngưng tụ. Chức năng của chụp hút như là một ống tập trung, toàn bộ hơi nóng được đưa lên trần của chụp hút và đưa qua bộ trao đổi nhiệt. Gió nóng đưa vào chụp hút bằng ống khoan lỗ hoặc hộp thổi. Không khí sấy được lấy từ tầng trên của phòng máy và được gia nhiệt tới khoảng 550 bằng trao đổi nhiệt. Gió nóng sau đó được gia nhiệt tới 800 bằng hơi thứ hoặc nhiệt thích hợp trước khi nó đượcđưa vào bộ phận sấy. Không khí ẩm từ bộ trao đổi nhiệt sau đó còn đựoc sử dụng để gia nhiệt cho không khí sạch đưa vào làm thông gió cho phòng máy. Cuối cùng toàn bộ không khí ẩm đó được qua máy lọc và tiếp tục điều chế nước nóng. Nước này sau đó có thể dùng làm nước rửa nhưng phải được lọc kỹ để tách bỏ bụi và sợi bong ra từ chăn.

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w