TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 89 - 94)

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái chân - thiện - mỹ.

Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong tính đa dạng: trong quan hệ xã hội, trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện, làm việc.

Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ… bao gồm cả mặt xã hội và mặt sinh học của con người. “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”.

b. Con người cụ thể, lịch sử

Hồ Chí Minh dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp (phẩm giá con người, giải phóng con người, người ta, con người, ai..). Khi xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế. Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan.

c. Bản chất con người mang tính xã hội

Theo Hồ Chí Minh, để sinh tồn, con người phải lao dộng sản xuất, xác lập các mối quan hệ giữa người với người. Con người là sản phẩm của xã hội, là tổng thể các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồngngười người

a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần.“Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng hùng hậu, không ai thắng nổi”.

- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.

Con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng: Khi đất nước còn nô lệ, mục tiêu là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Khi có chính quyền, mục tiêu là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành được ưu tiên.

Con người là mục tiêu cách mạng thì mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều vì lợi ích chính đáng của con người.

Con người là động lực của cách mạng, điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.

Không phải mọi người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc.

Con người là động lực khi được hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo, vì vậy cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Phải thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người mục tiêu và con người động lực. Chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy con người động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.

b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

- Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng; Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa nằm trong chiến lược giáo dục, đào tạo, “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”.

- Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp. Giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất. Nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu. Đức và tài thống nhất với nhau, kết hợp nhận thức và hành động, lời nói và việc làm… Có như vậy mới có thể “học làm người”. Con người XHCN có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, hình thành những phẩm chất mới: tư tưởng XHCN, có đạo đức cách mạng, có trí tuệ và bản lĩnh làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha độ lượng. Quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”,“ Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

- Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước;

- Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức Mác - xít. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc, được thế giới thừa nhận;

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng:

Về lý luận: có nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng XHCN. Đảng ta xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; Về thực tiễn: sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.

Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của các dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minhvề vi ̣ trí, vai trò, tính chất, chức năng của văn hoá. 2. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minhvề những lĩnh vực chính của văn hóa.

3. Phân tích những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người mới và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh.

4. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?

Câu hỏi thảo luận

1. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “Trồng người”. Là sinh viên, anh (chị) làm gì để góp phần thực hiện chiến lược “Trồng người” trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay?

2. Thanh niên, sinh viên cần vận dụng các quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức của con người mới vào trong thực tiễn học tập và cuộc sống như thế nào? 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới có ý nghĩa như

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập (gồm 12 tập), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 4. Trang mạng: www.cpv.org.vn.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w