Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1 Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

2.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

cách mạng vô sản

Đây là vấn đề mà Hồ Chí Minh đã dựa trên thực tiễn lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước của ông cha, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường cứu nước của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”; con đường cứu nước của Hoàng Hoa Thám tuy có thực tế hơn, nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến. Chính vì thế, mặc dù khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới.

Qua 10 năm nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ, Người nhận thấy: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Bởi đó, Người cho rằng cách mạng tư sản là cách mạng không đến nơi nên Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc thấy đây không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Người hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba vì đã có chủ trương giải phóng cho dân tộc bị áp bức. Khi đọc Luận cương của Lênin Người đã phát hiện một phương hướng mới để giải phóng dân tộc, đó là đi theo con đường của cách mạng vô sản.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; “... chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28)