XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ 1 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tà

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 74 - 78)

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài

Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Người coi cán bộ nói chung “là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đếu do cán bộ tốt hay kém”. Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:

Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng;

Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ;

Ba là, phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân;

Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”;

Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.

2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh thường chỉ rõ những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục.

- Đặc quyền, đặc lợi;

- Tham ô, lãng phí, quan liêu; - Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.

3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dụcđạo đức cách mạng đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hồ Chí Minh yêu cầu: pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề gì. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ về phía cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp.

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật; đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm mọi người được bình đẳng trước pháp luật;

Hai là, phải từng bước kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực này đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực và có hiệu quả đối với nhân dân; kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, sa sút về phẩn chất đạo đức cách mạng, kém cỏi về năng lực; đề cao trách nhiệm cá nhân trong công tác chuyên môn; thực hiện chuẩn hóa, sắp xếp lại đội ngũ công chức có đức, có tài. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được tiến hành thường xuyên, bảo đảm chất lượng.

Ba là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, đối với Nhà nước. Công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng gắn liền với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, thể hiện: Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước theo luật định.

Bản chất, tính chất của Nhà nước gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó sự trong sạch, vững mạnh của Đảng CSVN là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ và bản chất giai cấp của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.

2. Phân tích ý nghĩa của quan niệm Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 3. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Câu hỏi thảo luận

1. Đảng và Nhà nước Việt Nam cần vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh như thế nào trong việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân?

2. Quan điểm cho rằng: Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân là đúng hay sai? Tại sao?

CHƯƠNG 7

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ,ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w