1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công cuả cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề xuyên suốt; - Được đề cập với nhiều cấp độ, nhiều phạm vi; - Vấn đề cơ bản, lâu dài, sống còn của cách mạng;
- Mặt trận từng thời kỳ gắn liền với thắng lợi của cách mạng; - Đoàn kết trở thành chân lý của thời đại.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu lên một số luận điểm có tính chân lý như: Đoàn kết làm ra sức mạnh; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”; “Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt…”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc
- Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc. Đây là hai mục đích của Đảng. Vì vậy, Người luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần lời dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”;
- Đảng giáo dục nhân dân để đạt mục đích trong từng thời kỳ cách mạng; - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nên dân tộc phải đoàn kết; - Đại đoàn kết là đòi hỏi khách quan.
2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân và nhân dân vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc thực chất là khối đại đoàn kết toàn dân.
- Mọi con dân nước Việt, con Rồng cháu Tiên, đa số, thiểu số, tín ngưỡng, ko tín ngưỡng;
- Già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện;
- Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng vụ nhân dân thì ta đoàn kết;
- Đứng vững trên lập trường giai cấp, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp.
b. Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc
- Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc: truyền thống này được xây dựng, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước và đã trở thành cội nguồn sức mạnh của dân tộc, trong cuộc đấu tranh chống mọi thiên tai địch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
- Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người: theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu… cho nên, vì lợi ích cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện ở mỗi con người.
- Phải có niềm tin vào nhân dân: vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nên để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Vì vậy, nguyên tắc tối cao của Người là yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, tiếp nối truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”.
- Công nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác là nền, là gốc: cũng giống như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thông nhất
Đại đoàn hết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một chiến lược cách mạng và trở thành khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Và nó biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, là nơi quy tụ, tập họp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức cá nhân yêu nước trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống nhất có những nét khác nhau và tên gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất cũng khác nhau: + Hội đồng phản đế đồng minh (1930) + Mặt trận dân chủ (1936) + Mặt trận nhân dân phản đế (1939) + Mặt trận Việt Minh (1941) + Mặt trận Liên Việt (1946) + Mặt trận dân tộc GPMNVN (1960)
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( 1955à 1976)
Song chỉ là sự phấn đấu vì mục tiêu là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
b. Một số nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - trí, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.