Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 31 - 36)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1 Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

6.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

mạng bạo lực

- Tính tất yếu của bạo lực cách mạng

Ở các nước thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng bạo lực cách mạng đây là điều tất yếu, là phương thức chủ yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”. Chưa đánh bại được lực lượng và đè bẹp được ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế con đường giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể bằng con đường cách mạng bạo lực.

Bạo lực cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh là bạo lực của quần chúng và nó được tổ chức thành hai lực lượng cơ bản đó là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, nó được biểu hiện cơ bản thành hai hình thức cơ bản đó là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang và sự kết hợp hai hình thức ấy. Tuy nhiên, không phải mọi cuộc đấu tranh chính trị đều được coi là bạo lực cách mạng mà chỉ được xem đấu tranh chính trị là bạo lực cách mạng khi nó nhằm vào làm tan rã bộ máy chính quyền và tay sai lúc mà vấn đề chính quyền được đặt ra mà thôi.

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình

Xuất phát từ tình thương yêu con người, quý trọng sinh mạng con người, Người luôn tìm mọi cách để ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung

đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc. Việc tiến hành chiến tranh là giải pháp bắt buộc cuối cùng.

- Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau

Tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột; khi không thể tránh khỏi chiến tranh, phải kiên quyết tiến hành chiến tranh; đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng, mà chủ yếu đánh bại ý chí xâm lược của chúng; kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh.

- Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân

Người nói: “Chiến tranh nhân dân rất gian khổ và khó khăn nếu ko dùng toàn lực của nhân dân mà đánh thì không thể nào thắng được giặc”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa, về chiến tranh đó là: khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, dựa vào lực lượng toàn dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, đấu tranh toàn diện với kẻ thù đế quốc với tư tưởng chiến lược tiến công , phương châm chiến lược đấu tranh lâu dài và dựa vào sức mình là chính.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân được biểu hiện rất cụ thể trong Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến ngày 19/12/1946: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng, có gươm thì dùng cuốc, thuồng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Trong tư tưởng của Người thì kháng chiến bao gồm tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và ngoại giao. Đó là những lĩnh vực khác nhau trong quá trình kháng chiến nó tạo ra sức mạnh để đánh thắng kẻ thù trên tất cả các phương diện và nội dung kháng chiến toàn diện ấy cũng phản ánh ở nhiệm vụ xây dựng hậu phương nhằm giải quyết vấn đề tiềm lực cho kháng chiến, cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh.

Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường kết hợp tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc có những luận điểm sáng tạo, đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn lớn đã góp phần làm phong phú thêm học thuyết Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa, biểu hiện cụ thể như:

- Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã xác định con đường cứu nước là theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng Người đã vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện lịch sử ở thuộc địa nên đã kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc, gắn độc lập dân tộc với phương hướng XHCN.

- Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa, Hồ Chí Minh đã sử dụng quan điểm toàn diện, biện chứng để phân tích, so sánh lực lượng giữa ta và địch nên đã xây dựng nên lý luận về phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Đây chính là điểm độc đáo trong phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của V.I.Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đó là một di sản quân sự vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc còn có giá trị khoa học và thực tiễn hết sức to lớn bởi vì chính nó đã soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đó là chiến thắng của 30 năm chiến tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân đế quốc năm 1945 - 1975.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hò Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước;

nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân; chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Cho biết ý nghĩa của nội dung trên trong giai đoạn hiện nay.

2. Trình bày những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam.

3. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp.

Câu hỏi thảo luận

1. Tại sao cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản?

2. Tại sao cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 31 - 36)