Điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” (Trang 30)

Các nước nhập khẩu trước khi áp một biện pháp tự vệ đối với một loại hàng hoá thì cần phải hội đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có sự gia tăng đột biến một khối lượng lớn hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Việc xác định sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu phải căn cứ vào một số

tiêu chí cụ thể. Đó là sự gia tăng một cách tương đối hay tuyệt đối về số lượng, khối lượng hay giá trị của loại hàng hoá đó so với số lượng, khối lượng hay giá trị của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu đó phải là không lường trước được, nghĩa là sự biến đổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và không có gì để khẳng định rằng các nhà đàm phán, những người đã đưa ra nhượng bộ, có thể hay lẽ ra phải dự đoán được sự biến đổi đó. Các quy tắc của WTO không đưa ra các tiêu chí cụ thể về việc xác định sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu vì có thể mức nhập khẩu tuy tăng nhẹ nhưng lại gây thiệt hại không hề nhỏ cho ngành sản xuất nội địa. Do vậy, việc đưa ra một mức cụ thể như vậy sẽ không thể phản ánh chính xác được sự gia tăng bất thường của loại hàng hoá

đó. Các quy định này chủ yếu do các nước áp dụng xác định dựa trên số liệu thống kê hải quan.

Thứ hai, việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu đó phải gây thiệt hại hay đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.

Đây là điều kiện quan trọng làm cơ sở cho việc đưa ra biện pháp tự vệ.

Điều kiện này phải hoàn toàn gắn với điều kiện về sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu. Ở đây, thuật ngữ “tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa. Việc xác định tổn

hại sẽ dựa trên kết quả điều tra theo đó cơ quan chức năng sẽ đánh giá những yếu tố kinh tế có liên quan đến tình hình sản xuất của ngành này bao gồm:

- Tốc độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tương đối hay tuyệt đối;

- Thị phần trong nước của phần gia tăng nhập khẩu;

- Sự giảm sút thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỷ suất đầu tư…;

- Tác động đến tăng trưởng kinh tế xã hội…

Ngoài ra, thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa” được hiểu là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một nước, hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà đầu ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm phần lớn trong tổng số

sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.

Các nước nhập khẩu cũng có thể viện dẫn vào sự đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng làm căn cứ cho việc áp dụng biện pháp tự vệ. Sự đe doạ này phải là hiển nhiên, rõ ràng, có thể thấy được. Nếu như không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời việc nhập khẩu hàng hoá đó thì chắc chắn sẽ dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng như biểu hiện trên.

Thứ ba, sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu đó phải là hệ quả của chính sách tự do hoá thương mại và có quan hệ nhân quả với những thiệt hại xảy ra.

Các quốc gia khi tham gia vào WTO phải cam kết thực hiện những nghĩa vụ mà tổ chức này đặt ra. Một trong những cam kết đó là việc xoá bỏ các rào cản về thuế quan hay phi thuế quan có ảnh hưởng đến chính sách tự do thương mại. Tự do hoá thương mại đồng nghĩa với việc hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào thị trường nội địa cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước và có khả

năng gây ra thiệt hại cho họ. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ không được thực hiện nếu như không có mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu một loại hàng hoá có liên quan và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây tổn hại

nghiêm trọng. Nếu có những yếu tố khác không phải là sự gia tăng nhập khẩu, xuất hiện cùng một thời gian, gây ra tổn hại nghiêm trọng hay đe doạ gây ra tổn hại thì những tổn hại này sẽ không được tính cho sự gia tăng nhập khẩu.

1.3.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ.

1.3.2.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử theo quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ chính là nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc theo đó biện pháp tự

vệ sẽ được áp dụng đối với mọi sản phẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó.

Ngoại lệ: Hiệp định về các biện pháp tự vệ yêu cầu khi áp dụng biện pháp tự vệ hạn chế số lượng, nước nhập khẩu phải phân bổ hạn ngạch giữa các nước xuất khẩu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nước này và xem xét thoả đáng lợi ích của các nhà cung cấp mới. Điều 5 khoản 2a của Hiệp định có quy

định: “trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước xuất khẩu, Thành viên áp dụng hạn chế này có thể tìm kiếm một thoả thuận liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch cho tất cả các thành viên có lợi ích chính yếu đối với sản phẩm. Trong trường hợp không áp dụng được phương pháp này, Thành viên nhập khẩu sẽ phân bổ cho các Thành viên có lợi ích cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm theo thị phần, tính theo tổng giá trị hay số lượng sản phẩm được nhập từ Thành viên này trong một thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất cứ yếu tốđặc biệt nào đã hoặc có thếảnh hưởng đến thương mại hàng hoá này”. Các nước nhập khẩu cam kết không áp dụng biện pháp tự vệ chống lại hàng có xuất xứ từ nước đang phát triển nếu thị phần từ một thành viên không vượt quá 3% và tổng số thị phần riêng lẻ của các thành viên đang phát triển có thị phần nhỏ hơn 3% không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu của hàng hoá liên quan. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể tối đa 8 năm đối với các nước công nghiệp phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển.

1.3.2.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ trong phạm vi và mức độ

cần thiết.

Theo nguyên tắc này thì nước nhập khẩu chỉ được áp dụng biện pháp tự

vệ ở giới hạn cần thiết và chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại do lượng nhập khẩu tăng đột biến gây ra và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa mà không phải nhằm bất cứ mục đích nào khác1. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện qua quy định bên nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp thuế quan và biện pháp hạn chế số lượng, cụ thể

là hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp khẩn cấp hay nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi tiến hành

điều tra để xác định nguyên nhân. Nước đó cũng phải đảm bảo điều tra việc áp dụng các biện pháp tự vệ là có căn cứ hay không và biện pháp tự vệ được sử

dụng chỉ là biện pháp tăng thuế nhập khẩu mà thôi.

Các biện pháp tự vệ sẽ được chấm dứt nếu như căn cứ và điều kiện áp dụng không còn tồn tại nữa. Nước nhập khẩu phải rà soát lại biện pháp tự vệ đã áp dụng và từng bước nới lỏng biện pháp đang áp dụng để có thể bình thường hoá quan hệ thương mại. Việc áp dụng hạn chế định lượng sẽ không làm giảm số lượng hàng hoá nhập khẩu ở mức độ trung bình của 3 năm gần

đây nhất trừ khi có sự biện minh rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các thành viên sẽ lựa chọn các biện pháp thích hợp nhất để thực hiện các mục tiêu trên với điều kiện là các biện pháp áp dụng không dẫn tới việc triệt tiêu các quan hệ thương mại.

1.3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo việc bồi thường tổn thất thương mại.

Khác với các biện pháp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh do hành động bán phá giá hay hành động trợ cấp của Chính phủ, một nước thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ phải đảm bảo việc đền bù thoả đáng cho nước bị áp dụng biện pháp tự vệ do tác động bất lợi đối với lợi ích thương mại của nước đó. Việc đền bù thiệt hại dành cho nước cung cấp hàng

hoá thường được thể hiện thông qua việc giảm thuế đối với một số hàng hoá có lợi ích xuất khẩu cho nước bị áp dụng biện pháp tự vệ. Mức độ đền bù phải tương đương đáng kể. Trong trường hợp biện pháp tự vệ là tăng thuế thì có thể

dễ dàng đánh giá mức độ tương đương đó. Còn nếu biện pháp tự vệ có tính chất hạn chế định lượng thì mức độ tương đương này cần phải được tính dựa trên dự đoán xấp xỉ về số lượng nhập khẩu bị cấm sau khi áp dụng hạn chế. Trên thực tế không dễ dàng đạt được mức độ tương đối chính xác, do đó các nước sẽ giải quyết vấn đề này tuỳ theo tình hình thực tiễn.

Nếu các bên không thể thoả thuận được mức bồi thường tương xứng thì các nước bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể áp dụng biện pháp trả đũa, thường là biện pháp chấm dứt sự nhân nhượng hay chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với nước áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, quyền thực hiện trả đũa thương mại chỉ được tiến hành sau 3 năm kể từ khi biện pháp tự vệ thực hiện theo Hiệp định về các biện pháp tự vệ có hiệu lực và biện pháp tự vệ đó chỉ được áp dụng do mức tăng tuyệt đối của hàng nhập khẩu chứ không phải do mức tăng tương đối so với sản xuất trong nước.

Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp áp dụng các biện pháp tự vệ

mà gây thiệt hại cho các bên thì bên Việt Nam đảm bảo bù đắp thiệt hại cho các bên theo pháp luật Việt nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

1.3.3 Thủ tục, thời hạn và một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ. biện pháp tự vệ.

1.3.3.1 Thủ tục điều tra.

a. Căn cứ tiến hành điều tra.

Khi hàng hoá nhập khẩu vào thị trường của một nước thì các nhà sản xuất hàng hoá nội địa buộc phải đối mặt với sự cạnh tranh mà họ không hề

mong muốn và có thể gây ra cho họ những thiệt hại không thể lường trước

được, nguy cơ mất thị trường ngay trên sân nhà là khó tránh khỏi. Về phía Chính phủ, họ cũng không hề muốn rằng việc mở của thị trường và dỡ bỏ các rào cản thương mại lại gây thiệt hại cho nền kinh tế nước mình: trước tiên có thể là các ngành sản xuất chiến lược hay mũi nhọn bị thao túng và xa hơn nữa,

người dân nước mình phải chịu thiệt thòi nếu như thông qua các hành vi cạnh tranh lành mạnh mà thương nhân nước ngoài thâu tóm và thống lĩnh được thị

trường nước mình sau đó sẽ dẫn tới sự phụ thuộc vào hàng hoá nước ngoài.

Điều này hoàn toàn bất lợi đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Do đó, thông qua các quy định đa phương hay song phương mà họ gia nhập hay đàm phán, họ đã giữ lại những điều khoản loại trừ nghĩa vụ đã cam kết để bảo vệ lợi ích của mình trong những trường hợp cần thiết.

Hiệp định về các biện pháp tự vệ quy định thành viên nhập khẩu có thể

viện dẫn các điều khoản về tự vệ để bảo vệ hàng hoá nước mình trong những tình huống khẩn cấp. Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ là tổ

chức đại diện cho ngành hàng trong nước. Chính phủ hay cơ quan nhà nước cũng không phải là chủ thể ngoại lệ. Nhưng trên thực tế, tại các nước có nền kinh tế thị trường mở, hơn 90% các yêu cầu xuất phát từ các nhà sản xuất nội

địa. Khác với Hiệp định về chống bán phá giá và chống trợ cấp của chính phủ1, Hiệp định về các biện pháp tự vệ không quy định một tỷ lệ nhất định các nhà sản xuất yêu cầu khởi kiện mà dành quyền này cho các quy định cụ thể

của các nước thành viên theo những tình huống đặc biệt của từng nước mà không áp đặt một con số cố định như hai Hiệp định trên.

Thông thường biện pháp tự vệ sẽ chỉ được áp dụng nếu như việc nhập khẩu hàng hoá với số lượng lớn tác động tới phần lớn các nhà sản xuất mà sản lượng của họ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản lượng nội địa của ngành sản xuất đó. Ngoài ra, một nước cũng có thể tự tiến hành điều tra nếu như cho rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc điều chỉnh lại ngành hàng có vị trí chiến lược hoặc ngành hàng tiềm năng mà sự phát triển của nó là cần thiết. b. Thủ tục điều tra Nộp đơn và cung cấp hồ sơ

1 Theo quy định của hai Hiệp định này thì các nhà sản xuất ủng hộđánh thuế phải chiếm 50% tổng số các nhà sản xuất và chiếm ít nhất 25% sản lượng của toàn ngành.

Khi yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ, bên yêu cầu phải nộp đơn yêu cầu cùng các bản báo cáo và cung cấp thông tin cần thiết có liên quan làm cơ

sở cho các yêu cầu của mình. Trong đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ cần nêu rõ những nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khối lượng sản xuất nội địa của người có yêu cầu;

- Tình trạng của ngành hàng bị thiệt hại nghiêm trọng hay bị đe doạ

thiệt hại;

- Thông tin chứng minh thiệt hại nêu trên và nguyên nhân của thiệt hại; - Thông tin về lượng hàng nhập khẩu quá mức và không thể lường

trước được vào thị trường nội địa…

Việc nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thường hay gây bất ổn trong hoạt động thương mại nên Hiệp định về các biện pháp tự vệ cũng như

Pháp lệnh của Việt nam đều yêu cầu cơ quan điều tra tránh công bố các thông tin nêu trong đơn yêu cầu. Điều 3 khoản 2 của Hiệp định có quy định rằng: “bất kỳ một thông tin bí mật hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật sẽđược các cơ quan có thẩm quyền bảo quản tuyệt mật, dựa trên nguyên nhân được đưa ra. Thông tin này không được tiết lộ nếu không được sự cho phép của bên cung cấp thông tin. Theo yêu cầu, các bên cung cấp thông tin bí mật có thể đưa ra bản tóm tắt không bí mật những thông tin này, hoặc nếu không đáp ứng

được yêu cầu này thì phải đưa ra lí do…”.Pháp lệnh Việt nam cũng yêu cầu Bộ Thương mại không được tiết lộ về nội dung hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trước khi có quyết định chính thức về việc tiến hành điều tra.

Quyết định điều tra và tham vấn các bên có liên quan.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu đầy đủ và hợp lệ cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định một bộ phận chuyên trách điều tra. Việc áp dụng biện pháp tự vệ phải được tiến hành trên cơ sở điều tra có sự tham vấn của các

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” (Trang 30)