Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” (Trang 32 - 33)

Nguyên tắc không phân biệt đối xử theo quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ chính là nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc theo đó biện pháp tự

vệ sẽ được áp dụng đối với mọi sản phẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó.

Ngoại lệ: Hiệp định về các biện pháp tự vệ yêu cầu khi áp dụng biện pháp tự vệ hạn chế số lượng, nước nhập khẩu phải phân bổ hạn ngạch giữa các nước xuất khẩu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nước này và xem xét thoả đáng lợi ích của các nhà cung cấp mới. Điều 5 khoản 2a của Hiệp định có quy

định: “trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước xuất khẩu, Thành viên áp dụng hạn chế này có thể tìm kiếm một thoả thuận liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch cho tất cả các thành viên có lợi ích chính yếu đối với sản phẩm. Trong trường hợp không áp dụng được phương pháp này, Thành viên nhập khẩu sẽ phân bổ cho các Thành viên có lợi ích cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm theo thị phần, tính theo tổng giá trị hay số lượng sản phẩm được nhập từ Thành viên này trong một thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất cứ yếu tốđặc biệt nào đã hoặc có thếảnh hưởng đến thương mại hàng hoá này”. Các nước nhập khẩu cam kết không áp dụng biện pháp tự vệ chống lại hàng có xuất xứ từ nước đang phát triển nếu thị phần từ một thành viên không vượt quá 3% và tổng số thị phần riêng lẻ của các thành viên đang phát triển có thị phần nhỏ hơn 3% không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu của hàng hoá liên quan. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể tối đa 8 năm đối với các nước công nghiệp phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)