0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Điều kiện để tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- THỰC TIỄN SỬ DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM” (Trang 67 -74 )

Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ sẽ chỉ được tiến hành trong trường hợp một sản phẩm được nhập khẩu với số lượng tăng đột biến và trong

điều kiện gia tăng hàng nhập khẩu như thế sẽ gây ra hay đe dọa gây ra một thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của Trung Quốc. Uỷ ban kinh tế và thương mại nhà nước Trung Quốc, dưới đây gọi tắt là SETC (State Economy and Trade Committee) sẽ chịu trách nhiệm xác định sự tồn tại và tính chân thực của các điều kiện nói trên thông qua việc xem xét một số yếu tố như: tốc độ gia tăng hàng nhập

1Tự vệ và trảđũa trong thương mại- Việt Nam có thể học kinh nghiệm của Trung Quốc, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 22/7/2002

khẩu, mức tăng của chúng về mặt tuyệt đối và tương đối, thị phần nội địa mà hàng nhập khẩu chiếm giữ, ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến ngành sản xuất nội địa và một số yếu tố khác…vv

2.3.1.2 Điều tra để xác định sự tồn tại của thiệt hại

Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế của Trung Quốc, dưới đây gọi tắt là MOFTEC (Ministry of Foreign Trade and Economy Cooperation) phối hợp với SETC sẽ chịu trách nhiệm điều tra xác định thiệt hại và đưa ra các giải pháp quyết định cuối cùng. Quá trình điều tra được bắt đầu bằng một đơn kiến nghị

gửi kèm các giấy tờ liên quan yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ do một thể nhân, pháp nhân hay một tổ chức có liên quan đến ngành sản xuất trong nước đệ trình lên MOFTEC. Trong hồ sơ kiến nghị đó phải bao gồm các thông tin về người

đệ đơn, loại hàng hoá nhập khẩu cần điều tra, ngành sản xuất nội địa bị ảnh hưởng, mô tả thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa gia tăng nhập khẩu và thiệt hại và một số biện pháp khắc phục hoặc kế hoạch điều chỉnh của ngành sản xuất đó. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đơn kiến nghị yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ MOFTEC phải xem xét và đưa ra quyết định có tiến hành điều tra hay không. Ngoài ra nếu không có đơn kiến nghị nhưng MOFTEC nhận thấy có đầy đủ bằng chứng chứng tỏ sự tồn tại của thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước do sự gia tăng của hàng nhập khẩu thì cũng có thể tự quyết

định tiến hành điều tra. Nếu MOFTEC quyết định không tiến hành điều tra thì phải thông báo cho người đưa đơn kiến nghị và nêu rõ lý do. Trong trường hợp ngược lại, quyết định tiến hành điều tra sẽ được công bố trên Công báo và MOFTEC phải thông báo về quyết định này đến Uỷ ban về các biện pháp tự vệ

của WTO trong thời hạn 7 ngày làm việc ngay sau khi đưa ra quyết định.

Cuộc điều tra sẽ được SETC và MOFTEC tiến hành dưới các hình thức như sử dụng các bảng câu hỏi, lấy mẫu điều tra, tổ chức các buổi tọa đàm, chất vấn công khai, tiến hành việc đánh giá kỹ thuật và kiểm tra các yếu tố được nêu trong hồ sơ kiến nghị… Các bên liên quan đến vụ việc có quyền tham gia đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm hay đưa ra các bằng chứng khác có liên quan.

Trong quá trình điều tra, MOFTEC phải công bố một bản phân tích chi tiết về các tình huống điều tra và các nhân tố liên quan. Đối với một số thông tin mật mà người cung cấp không muốn tiết lộ thì MOFTEC sẽ không được công bố mà chỉđưa ra một bản tóm tắt không bí mật những thông tin này. Dựa trên các bằng chứng thu thập được và các sự kiện khách quan, MOFTEC và SETC còn phải xác định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu với thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước hay không. Trên cơ sở đó một quyết định sơ bộ sẽ được MOFTEC và SETC thống nhất

đưa ra. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục điều tra, với những nhận định chính xác về vụ việc, MOFTEC và SETC sẽ cùng nhau đưa ra một quyết định cuối cùng về việc có áp dụng biện pháp tự vệ hay không. Quyết định này sẽ được công bố trên Công báo của Trung Quốc.

2.3.1.3 Áp dụng các biện pháp tự vệ

Ngay trong quá trình điều tra nếu nhận thấy có đầy đủ bằng chứng chứng tỏ sự gia tăng của hàng nhập khẩu đang gây ra cho ngành sản xuất trong nước những thiệt hại khó có thể khắc phục nếu không áp dụng ngay các biện pháp tự vệ thì MOFTEC và SETC có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự

vệ tạm thời dưới hình thức tăng thuế quan nhập khẩu. Khi đó MOFTEC sẽ

phải đệ trình yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời lên Uỷ ban Thuế trực thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Uỷ ban này sẽ đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Mức thuế nhập khẩu mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày có quyết

định chấp thuận của Uỷ ban Thuế, và trước khi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời MOFTEC phải thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ của WTO các thông tin liên quan. Thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ tạm thời sẽ

không được vượt quá 200 ngày kể từ ngày ra thông báo áp dụng của MOFTEC. Sau khi kết thúc quá trình điều tra nếu kết luận cuối cùng cho thấy sự tồn tại của việc gia tăng hàng nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng gây ra

cho ngành sản xuất trong nước thì các biện pháp tự vệ chính thức sẽ được áp dụng.

Hình thức của các biện pháp tự vệ có thể dưới dạng tăng thuế nhập khẩu hay áp dụng hạn chế số lượng… Nếu biện pháp tự vệ được áp dụng dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu thì MOFTEC phải thông báo lên Uỷ ban Thuế trực thuộc Hội đồng nhà nước để Uỷ ban này ra quyết định thi hành. Còn nếu biện pháp tự vệ được áp dụng dưới hình thức hạn chế số lượng thì quyết định thi hành sẽ do chính MOFTEC đưa ra.

Trong trường hợp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thì lượng hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch sẽ không được thấp hơn lượng hàng hoá nhập khẩu trung bình trong 3 năm đại diện trước đó trừ khi chứng minh được rằng cần phải hạn chế hơn nữa để ngăn chặn hay khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Và nếu cần thiết phải phân bổ hạn ngạch giữa các nước xuất khẩu thì MOFTEC có thể tiến hành tham vấn với những nước này để thoả thuận một mức phân bổ

hợp lý. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ

bất kỳ nguồn nào và trong giới hạn cần thiết để ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất nội địa.

2.3.1.4 Thời hạn áp dụng và thủ tục rà soát các biện pháp tự vệ.

Thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ không được vượt quá 4 năm. Thời hạn này có thểđược kéo dài thêm nếu thoả mãn bốn điều kiện sau:

- Biện pháp đang áp dụng vẫn tiếp tục cần thiết cho việc ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại.

- Có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất trong nước đang xúc tiến những điều chỉnh cần thiết.

- Đã hoàn thành các nghĩa vụ thông báo và tham vấn với Uỷ ban về các biện pháp tự vệ của WTO và các nước có liên quan.

- Biện pháp tự vệ được áp dụng trong thời gian gia hạn thêm không được hạn chế hơn so với biện pháp tự vệ ban đầu.

Trong mọi trường hợp tổng thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ

Nếu thời gian áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 1 năm thì nó sẽđược nới lỏng từng bước trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, MOFTEC phối hợp với SETC sẽ tiến hành rà soát lại vào giữa khoảng thời gian áp dụng. Trên cơ sở những kết quả rà soát, nếu biện pháp tự vệ áp dụng dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu, MOFTEC sẽ đề xuất với Uỷ ban Thuế những đề nghị về việc duy trì, bãi bỏ hay đẩy nhanh tốc độ tự do hoá mức thuế nhập khẩu đang áp dụng. Còn nếu biện pháp tự vệ được áp dụng dưới hình thức hạn chế số lượng hay một hình thức khác thì chính MOFTEC sẽ quyết

định việc duy trì, bãi bỏ hay đẩy nhanh tốc độ tự do hoá mức độ hạn chế này. Ngoài ra trong Quy tắc về các biện pháp tự vệ thương mại của Trung Quốc cũng nêu rõ rằng trong trường hợp một nước hay một khu vực áp dụng các biện pháp tự vệ một cách phân biệt đối xử chống lại hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc thì tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể mà Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp trả đũa đối với các nước này. MOFTEC sẽ chịu trách nhiệm trong việc tham vấn, thông báo và giải quyết các tranh chấp với các đối tác bên ngoài.

2.3.2 Khái quát về Chính sách tự vệ của Nhật Bản.

Ở Nhật, vấn đề về tự vệ thương mại không phải là một vấn đề mới mẻ. Nhật cũng đã đề cập đến các điều kiện, thủ tục, trình tự, cách thức áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu gia tăng gây thiệt hại cho sản xuất nội địa trong một số Sắc lệnh và Quy tắc có liên quan đến hàng nhập khẩu. Tuy nhiên ở Nhật cho đến nay vẫn chưa có một văn bản thống nhất điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp tự vệ một cách đồng bộ. Cụ

thể ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu hai loại văn bản chủ yếu điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp tự vệ của Nhật đó là Quy tắc về những biện pháp khẩn cấp khi có sự gia tăng hàng nhập khẩu và Sắc lệnh liên bộ về thuế nhập khẩu đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Nhật. Cũng giống như quy

định chung của WTO về các biện pháp tự vệ, ở Nhật có thể áp dụng biện pháp tự vệ dưới hai hình thức: sử dụng hạn ngạch nhập khẩu và sử dụng công cụ

thuế quan. Nếu biện pháp tự vệ được áp dụng dưới hình thức hạn ngạch nhập khẩu đặc biệt thì nó sẽ chịu sự điều chỉnh của Quy tắc về các biện pháp khẩn cấp khi có sự gia tăng của hàng nhập khẩu. Còn nếu biện pháp tự vệ được sử

dụng dưới hình thức một mức thuế quan nhập khẩu đặc biệt thì nó sẽ chịu sự điều chỉnh của Sắc lệnh liên bộ về thuế nhập khẩu đặc biệt. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu sơ lược nội dung của từng loại văn bản để hiểu rõ hơn về điều kiện, thủ tục, trình tự và hình thức áp dụng các biện pháp tự vệ ở Nhật.

2.3.2.1 Theo Quy tắc về các biện pháp khẩn cấp.

Quy tắc này được ban hành vào tháng 12/ 1994 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/1995. Mới đây, vào tháng 3/2002 Chính phủ Nhật đã tiến hành sửa

đổi và bổ sung một số điều khoản trong Quy tắc này. Dưới đây chúng ta sẽ

nghiên cứu nội dung Quy tắc này theo bản sửa đổi năm 2002.

Theo Quy tắc này, nếu Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp của Nhật (trước đây gọi là Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế)-dưới đây gọi tắt là METI ( Ministry of Economy, Trade and Industry) nhận thấy có sự gia tăng về

khối lượng tuyệt đối hàng hoá nhập khẩu vào Nhật (hoặc là tăng tỷ lệ phần trăm hàng hoá nhập khẩu so với tổng sản xuất trong nước) do những nguyên nhân không lường trước được đã và đang gây ra hay đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước có liên quan thì Bộ này phải can thiệp khẩn cấp bằng cách áp đặt một hạn mức nhập khẩu đặc biệt hay xác định những điều kiện cần thiết khác cho việc đánh thuế nhập khẩu đặc biệt vào loại sản phẩm nhập khẩu đó.

Trước khi có thể đưa ra quyết định có áp dụng một biện pháp tự vệ hay không thì METI phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng hàng nhập khẩu gia tăng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thông qua một quá trình điều tra. Nếu quyết định tiến hành điều tra thì METI phải thông báo trước cho Bộ Tài chính và các Bộ Nhà nước có thẩm quyền khác liên quan đến loại hàng hoá bị điều tra. Thông báo tiến hành điều tra phải được đăng trên Công báo của Nhật với đầy đủ các thông tin về loại sản

phẩm bịđiều tra, ngày tháng tiến hành điều tra, thời hạn điều tra, cách thức tiến hành điều tra…Theo Quy tắc này thời hạn điều tra sẽ kéo dài trong vòng 1 năm kể từ ngày ra quyết định điều tra và có thể gia hạn thêm vì những lý do đặc biệt.

Trong quá trình điều tra các bên liên quan như các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm bị điều tra, các nhà nhập khẩu nội địa, các hiệp hội, các nhà sản xuất sản phẩm tương tự và cạnh tranh trực tiếp…có quyền đệ trình hay gửi cho METI các bằng chứng, các ý kiến đóng góp và tất cả các thông tin có liên quan

đến sản phẩm điều tra, công việc điều tra và có thể yêu cầu giữ bí mật nếu thấy cần thiết. METI sẽ không được công bố những thông tin được coi là bí mật nếu không được sự cho phép của người hay tổ chức đã cung cấp thông tin đó. Đồng thời trong khi quá trình điều tra đang diễn ra, METI có trách nhiệm thông báo và cung cấp cho các bên liên quan những thông tin và bằng chứng không bí mật của quá trình điều tra nếu họ có yêu cầu muốn biết. Nếu METI nhận thấy rằng các bằng chứng được cung cấp, các ý kiến thu thập được, các thông tin được thông báo…vẫn chưa đủ hay còn thiếu thì trong thời hạn điều tra nó có thể tổ

chức các buổi toạ đàm chất vấn công khai nhằm thu thập thêm bằng chứng hay các ý kiến đóng góp, các thông tin liên quan của các bên tham dự.

Trên cơ sở kết quả điều tra, METI sẽ quyết định có áp dụng hay không một biện pháp hạn chế nhập khẩu đặc biệt đối với loại hàng hoá bị điều tra. Quyết định cuối cùng của METI sẽ được công bố trong thời hạn ngắn nhất trên Công báo với nội dung chủ yếu gồm: mô tả sản phẩm điều tra, những sự

việc được làm sáng tỏ trong quá trình điều tra, các kết luận rút ra từ cuộc điều tra và tất cả các chi tiết bổ sung cho quyết định của METI.

Khi quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đặc biệt được

đưa ra, METI sẽ phải tiến hành phân bổ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước cung cấp sao cho tổng số lượng hàng hoá nhập khẩu trong hạn ngạch không

được thấp hơn số lượng hàng hoá nhập khẩu trung bình vào Nhật trong khoảng thời gian 3 năm ngay trước khi áp dụng hạn ngạch đó trừ phi chứng minh được rằng một mức hạn ngạch thấp hơn là cần thiết để trợ giúp khẩn cấp cho nền kinh tế quốc dân. Trong trường hợp Nhật đã tham gia ký kết một Hiệp

đến lợi ích cung cấp hàng hoá chủ yếu cho Nhật thì việc phân bổ hạn ngạch nhưđã nói ở trên sẽ chịu sự điều chỉnh của Hiệp định quốc tế này.

Một biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đặc biệt sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nước và lãnh thổ trên thế giới ngoại trừ

những nước đang phát triển nếu lượng hàng hoá nhập khẩu từ những nước này chiếm một phần không đáng kể trong tổng lượng hàng hoá nhập khẩu vào Nhật. Và biện pháp này cũng sẽ không áp dụng đối với bất kỳ một sản phẩm dệt may nào (loại sản phẩm này chịu sự điều chỉnh của Quy tắc về những biện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- THỰC TIỄN SỬ DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM” (Trang 67 -74 )

×