Thủ tục, thời hạn và một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” (Trang 34)

tương đương đáng kể. Trong trường hợp biện pháp tự vệ là tăng thuế thì có thể

dễ dàng đánh giá mức độ tương đương đó. Còn nếu biện pháp tự vệ có tính chất hạn chế định lượng thì mức độ tương đương này cần phải được tính dựa trên dự đoán xấp xỉ về số lượng nhập khẩu bị cấm sau khi áp dụng hạn chế. Trên thực tế không dễ dàng đạt được mức độ tương đối chính xác, do đó các nước sẽ giải quyết vấn đề này tuỳ theo tình hình thực tiễn.

Nếu các bên không thể thoả thuận được mức bồi thường tương xứng thì các nước bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể áp dụng biện pháp trả đũa, thường là biện pháp chấm dứt sự nhân nhượng hay chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với nước áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, quyền thực hiện trả đũa thương mại chỉ được tiến hành sau 3 năm kể từ khi biện pháp tự vệ thực hiện theo Hiệp định về các biện pháp tự vệ có hiệu lực và biện pháp tự vệ đó chỉ được áp dụng do mức tăng tuyệt đối của hàng nhập khẩu chứ không phải do mức tăng tương đối so với sản xuất trong nước.

Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp áp dụng các biện pháp tự vệ

mà gây thiệt hại cho các bên thì bên Việt Nam đảm bảo bù đắp thiệt hại cho các bên theo pháp luật Việt nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

1.3.3 Thủ tục, thời hạn và một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ. biện pháp tự vệ.

1.3.3.1 Thủ tục điều tra.

a. Căn cứ tiến hành điều tra.

Khi hàng hoá nhập khẩu vào thị trường của một nước thì các nhà sản xuất hàng hoá nội địa buộc phải đối mặt với sự cạnh tranh mà họ không hề

mong muốn và có thể gây ra cho họ những thiệt hại không thể lường trước

được, nguy cơ mất thị trường ngay trên sân nhà là khó tránh khỏi. Về phía Chính phủ, họ cũng không hề muốn rằng việc mở của thị trường và dỡ bỏ các rào cản thương mại lại gây thiệt hại cho nền kinh tế nước mình: trước tiên có thể là các ngành sản xuất chiến lược hay mũi nhọn bị thao túng và xa hơn nữa,

người dân nước mình phải chịu thiệt thòi nếu như thông qua các hành vi cạnh tranh lành mạnh mà thương nhân nước ngoài thâu tóm và thống lĩnh được thị

trường nước mình sau đó sẽ dẫn tới sự phụ thuộc vào hàng hoá nước ngoài.

Điều này hoàn toàn bất lợi đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Do đó, thông qua các quy định đa phương hay song phương mà họ gia nhập hay đàm phán, họ đã giữ lại những điều khoản loại trừ nghĩa vụ đã cam kết để bảo vệ lợi ích của mình trong những trường hợp cần thiết.

Hiệp định về các biện pháp tự vệ quy định thành viên nhập khẩu có thể

viện dẫn các điều khoản về tự vệ để bảo vệ hàng hoá nước mình trong những tình huống khẩn cấp. Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ là tổ

chức đại diện cho ngành hàng trong nước. Chính phủ hay cơ quan nhà nước cũng không phải là chủ thể ngoại lệ. Nhưng trên thực tế, tại các nước có nền kinh tế thị trường mở, hơn 90% các yêu cầu xuất phát từ các nhà sản xuất nội

địa. Khác với Hiệp định về chống bán phá giá và chống trợ cấp của chính phủ1, Hiệp định về các biện pháp tự vệ không quy định một tỷ lệ nhất định các nhà sản xuất yêu cầu khởi kiện mà dành quyền này cho các quy định cụ thể

của các nước thành viên theo những tình huống đặc biệt của từng nước mà không áp đặt một con số cố định như hai Hiệp định trên.

Thông thường biện pháp tự vệ sẽ chỉ được áp dụng nếu như việc nhập khẩu hàng hoá với số lượng lớn tác động tới phần lớn các nhà sản xuất mà sản lượng của họ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản lượng nội địa của ngành sản xuất đó. Ngoài ra, một nước cũng có thể tự tiến hành điều tra nếu như cho rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc điều chỉnh lại ngành hàng có vị trí chiến lược hoặc ngành hàng tiềm năng mà sự phát triển của nó là cần thiết. b. Thủ tục điều tra Nộp đơn và cung cấp hồ sơ

1 Theo quy định của hai Hiệp định này thì các nhà sản xuất ủng hộđánh thuế phải chiếm 50% tổng số các nhà sản xuất và chiếm ít nhất 25% sản lượng của toàn ngành.

Khi yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ, bên yêu cầu phải nộp đơn yêu cầu cùng các bản báo cáo và cung cấp thông tin cần thiết có liên quan làm cơ

sở cho các yêu cầu của mình. Trong đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ cần nêu rõ những nội dung sau:

- Khối lượng sản xuất nội địa của người có yêu cầu;

- Tình trạng của ngành hàng bị thiệt hại nghiêm trọng hay bị đe doạ

thiệt hại;

- Thông tin chứng minh thiệt hại nêu trên và nguyên nhân của thiệt hại; - Thông tin về lượng hàng nhập khẩu quá mức và không thể lường

trước được vào thị trường nội địa…

Việc nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thường hay gây bất ổn trong hoạt động thương mại nên Hiệp định về các biện pháp tự vệ cũng như

Pháp lệnh của Việt nam đều yêu cầu cơ quan điều tra tránh công bố các thông tin nêu trong đơn yêu cầu. Điều 3 khoản 2 của Hiệp định có quy định rằng: “bất kỳ một thông tin bí mật hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật sẽđược các cơ quan có thẩm quyền bảo quản tuyệt mật, dựa trên nguyên nhân được đưa ra. Thông tin này không được tiết lộ nếu không được sự cho phép của bên cung cấp thông tin. Theo yêu cầu, các bên cung cấp thông tin bí mật có thể đưa ra bản tóm tắt không bí mật những thông tin này, hoặc nếu không đáp ứng

được yêu cầu này thì phải đưa ra lí do…”.Pháp lệnh Việt nam cũng yêu cầu Bộ Thương mại không được tiết lộ về nội dung hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trước khi có quyết định chính thức về việc tiến hành điều tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định điều tra và tham vấn các bên có liên quan.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu đầy đủ và hợp lệ cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định một bộ phận chuyên trách điều tra. Việc áp dụng biện pháp tự vệ phải được tiến hành trên cơ sở điều tra có sự tham vấn của các bên có liên quan.

Điều 3 khoản 1, Hiệp định về các biện pháp tự vệ quy định “ một thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền của

thành viên đó tiến hành điều tra theo thủ tục được xây dựng và công bố phù hợp với Điều 10 của Hiệp định GATT 1994. Việc điều tra sẽ bao gồm việc thông báo công khai cho tất cả các bên liên quan, thẩm vấn công khai hoặc các biện pháp thích hợp khác để người nhập khẩu, người xuất khẩu và các bên liên quan có thể đưa ra chứng cứ, quan điểm của họ, bao gồm cả cơ hội được phản biện lý lẽ của bên kia và đưa ra quan điểm của mình để nhằm xem xét việc áp dụng biện pháp này có phù hợp với lợi ích chung không. Cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố báo cáo kết quả điều tra của mình và các kết luận thỏa đáng trên cơ sở các vấn đề thực tế và pháp lý”. Như vậy khi tiến hành điều tra, cơ

quan điều tra của nước nhập khẩu phải công bố công khai về quyết định điều tra và mời các bên có liên quan đến quá trình điều tra tham gia. Trước đó, cơ

quan điều tra phải thông báo cho Chính phủ của nước cung cấp loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự

vệ. Ngay sau khi ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải gửi toàn bộ hồ

sơ đơn từ chính thức cho nước xuất khẩu và tham khảo ý kiến nước này sau khi chấp nhận đơn kiến nghị.

Việc tham vấn và cung cấp thông tin cho các bên liên quan chính là tuân thủ nguyên tắc tính minh bạch của quá trình điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ. Việc tham gia của các bên vào quá trình điều tra sẽ giúp họ bảo vệ được quyền lợi của mình.

Cũng theo quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ thì việc áp dụng biện pháp tự vệ nhằm mục đích phát triển kinh tế phải được sự đồng ý của Uỷ ban tự vệ của WTO khi nước nhập khẩu muốn bảo vệ ngành sản xuất mới của mình khỏi thiệt hại trước sự gia tăng của hàng hoá nhập khẩu hoặc khi muốn phát triển hơn nữa một ngành sản xuất.

1.3.3.2 Áp dụng các biện pháp tự vệ

Trên cơ sở các kết quảđiều tra chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nước thành viên phải quyết định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ hay không áp dụng biện pháp tự vệ. Quyết định không áp dụng biện pháp tự vệ trong

trường hợp nhận thấy việc áp dụng các biện pháp tự vệ đó hoặc hậu quả của việc áp dụng các biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại lớn đến kinh tế xã hội trong nước hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của đa số các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Biện pháp tự vệ có thểđược áp dụng dưới các hình thức sau:

- Một biện pháp thuế quan, ví dụ: việc tăng thuế nhập khẩu vượt quá mức thuế suất ràng buộc, hay việc áp dụng thêm các loại thuế phụ thu, thuế luỹ tiến hoặc thuế bồi thường đối với sản phẩm nhập khẩu, nghĩa là số hàng hoá nhập khẩu trong số lượng, khối lượng hay giá trị quy

định thì sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn, còn phần hàng hoá nhập khẩu vượt quá quy đính sẽ bị đánh mức thuế suất cao hơn nhiều.

- Một biện pháp phi thuế quan, ví dụ: xác định hạn ngạch chung cho nhập khẩu hoặc áp dụng việc cấp giấy phép nhập khẩu và việc cho phép nhập khẩu hay những biện pháp tương tự khác để kiểm soát việc nhập khẩu, hoặc thực hiện những kế hoạch ký thác nhập khẩu…

Trong một vài trường hợp, một nước có thể thực hiện cùng một lúc cả hai loại biện pháp trên đối với một loại sản phẩm.

Khi được phép áp dụng biện pháp tự vệ, các thành viên phải nhanh chóng khắc phục thiệt hại và điều chỉnh lại cơ cấu của ngành sản xuất nội địa chứ

không phải nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp nếu có chứng cứ chứng minh ngành sản xuất đó đang bị thiệt hại và nếu không áp dụng biện pháp tự vệ ngay lập tức thì thiệt hại sẽ không thể khắc phục được thì nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời. Các biện pháp tự

vệ như vậy chỉ có thể được tiến hành dưới hình thức tăng thuế quan nhập khẩu, vì có thể hoàn trả lại được nếu như kết quả thẩm tra cuối cùng cho thấy rằng không có một bằng chứng nào cho thấy có sự thiệt hại hay đe doạ gây nên thiệt hại nghiêm trọng hoặc là không có bất cứ mối liên quan nào giữa việc tăng số lượng hàng hoá nhập khẩu với các tổn thất đó. Việc bồi thường

chỉ có thể dựa trên mức thuế suất bổ sung mà nước cung ứng hàng hoá đã nộp. Nước cung ứng hàng hoá sẽ bị thiệt hại nếu biện pháp tự vệ là các biện pháp hạn chế số lượng vì sẽ không thể xác định được mức độ thiệt hại mà nước xuất khẩu phải chịu và nước nhập khẩu có thể bồi thường ở mức thấp hơn hoặc có thể không bồi thường do không xác định được mức độ thiệt hại.

1.3.3.3 Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ.

Có những hạn chế cụ thể đối với thời gian tối đa áp dụng các biện pháp tự vệ. Trong điều 5 Hiệp định về các biện pháp tự vệ có quy định rằng một thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong thời hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc

điều chỉnh ngành sản xuất nội địa. Có nghĩa là việc áp dụng một biện pháp tự

vệ nào cũng chỉ giới hạn ở mức độ và thời hạn nhất định. Không thể áp dụng biện pháp tự vệ một cách vô thời hạn. Theo đó WTO quy định rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ chỉ có thể kéo dài không quá 4 năm. Những trường hợp

đặc biệt có thể kéo dài hơn nhưng không quá 8 năm kể cả thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời và phải tuân thủ theo những điều kiện rất chặt chẽ. Việc gia hạn thêm sẽ được tính đến nếu như cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu quyết định rằng:

- Biện pháp này vẫn đang là biện pháp cần thiết phải áp dụng để phục hồi hoặc ngăn chặn những tổn thất nghiêm trọng; và

- Có những bằng chứng chỉ ra rằng ngành sản xuất nội địa hiện đang

được điều chỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi tiến hành điều tra. Thời gian áp dụng trong trường hợp này không được kéo dài quá 200 ngày. Thời gian áp dụng biện pháp này sẽ được tính vào thời gian ban đầu và được gia hạn. Nếu như sau khi điều tra mà thấy việc áp dụng là không có căn cứ thì nước nhập khẩu phải hoàn trả khoản thuế đã thu cho nước bị áp dụng biện pháp tự vệ.

Đối với các nước đang phát triển, Hiệp định cũng dành cho họ những ưu

đãi nhất định về mặt thời gian. Theo đó họ có thể kéo dài thời hạn áp dụng thêm 2 năm nữa để có thể điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp hơn nữa do các nước này gặp nhiều khó khăn hơn các nước khác trong việc điều chỉnh cơ

cấu và cũng do trình độ phát triển của các nước này là rất khác nhau. Như vậy thời hạn áp dụng tối đa các biện pháp tự vệ của các nước đang phát triển là 10 năm.

Tuy đưa ra thời hạn tối đa cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ nhưng không có nghĩa là các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng trong suốt khoảng thời gian đó. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp khi những điều kiện áp dụng nó không còn hoặc không gây ra trở ngại

đáng kể nào nữa. Nhằm tạo điều kiện cho việc điều chỉnh trong trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 1 năm, thành viên sẽ phải từng bước nới lỏng biện pháp này trong thời hạn áp dụng và nếu vượt quá 3 năm thì sau một nửa thời hạn áp dụng thành viên nhập khẩu phải tiến hành rà soát để loại bỏ và thúc đẩy nhanh tốc độ tự do hoá.

Hiệp định còn ngăn cấm các nước vòng tránh giới hạn thời gian của các biện pháp tự vệ bằng cách cấm việc tái áp dụng tự vệ đối với một sản phẩm trong thời gian bằng với thời gian của hành động tự vệ ban đầu. Có nghĩa là biện pháp tự vệ chỉđược tái diễn trong thời kì tiếp ngay sau đó 2 năm. Các biện pháp tự vệ tạm thời được đặt ra trong 6 tháng hoặc ít hơn có thể được tái lập sau 1 năm chừng nào hành động đó không được áp dụng quá hai lần trong 5 năm.

1.3.3.4 Đình chỉ, rà soát, gia hạn và tái áp dụng biện pháp tự vệ.

Đình chỉ: Việc áp dụng biện pháp tự vệ không nhằm mục đích hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” (Trang 34)