NĂNG CHUYÊN NGÀNH
Phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của Chương trình giáo dục thường xuyên về Ứng dụng CNTT-TT có nhiều hướng lựa chọn. Người học có thể chọn một trong các hướng đã đề ra sao cho phù hợp với mình, để đạt được chứng chỉ Ứng dụng CNTT-TT phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Do vậy, các chứng chỉ này luôn gắn với một chuyên ngành cụ thể. Học viên có thể tham gia nhiều chuyên ngành, và đạt được nhiều chứng chỉ chuyên ngành. Do tính chất mở của chương trình, đáp ứng nhu cầu đa dạng về ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều chương trình chuyên ngành khác sẽ tiếp tục được bổ sung. Chương trình này đưa ra bốn chương trình chuyên ngành để người học lựa chọn :
KT-CN1: Chương trình Kỹ thuật sửa chữa máy vi tính;
KT-CN3: Chương trình Kỹ thuật lập trình;
KT-CN4: Chương trình Kỹ thuật ứng dụng các phần mềm chuyên ngành. ______________________
Chương trình “Kỹ thuật sửa chữa máy vi tính”
Tên chương trình Mã số Thời lượng (tiết) Tỉ lệ thực hành (%)
Kỹ thuật sửa chữa máy vi tính KT-CN1 400 70 % 1. Yêu cầu:
− Học viên đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông
− Nắm vững các kiến thức Toán, Lý phổ thông, đặc biệt là các kiến thức phần Quang – Điện – Từ
− Nắm vững tiếng Anh cơ bản (hoàn thành chương trình tiếng Anh trong các trường phổ thông); ngoài ra, cần đào tạo thêm một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trước khi đào tạo chuyên môn.
2. Mục đích:
− Mục đích của môn học là đào tạo sửa chữa máy vi tính. Khái niệm máy vi tính trên đây cần được hiểu là dòng máy vi tính (Micro Computer) tương thích IBM PC (máy vi tính cá nhân), không bao gồm các họ máy vi tính khác như các họ máy mini, single-chip…
− Căn cứ vào thời lượng chương trình và trình độ đầu vào của học viên, chương trình không đặt trọng tâm vào tìm hiểu vận hành và bảo trì máy vi tính ở mức phần cứng và firm-ware (các mức máy 1, 2). Mục tiêu trọng tâm sẽ là trang bị các kỹ năng vận hành bảo dưỡng, sửa chữa ở cấp độ hệ điều hành, tập trung vào các hệ thống Windows 9.X và Windows NT hoặc tương thích với các dòng máy trên
− Sau khi tốt nghiệp, học viên cần thành thạo các kỹ năng (i) nâng cấp, sửa chữa và bảo dưỡng các dòng máy vi tính cá nhân (PC) thông dụng, (ii) hiểu biết sâu về phương thức vận hành và cấu hình một PC trong mạng, như là một thành phần của một hệ thống CNTT-TT.
Tóm tắt chương trình
Các kỹ năng Nội dung, yêu cầu về kỹ năng tiếtSố thực hànhTrong đó
1. An toàn và nghiệp vụ bảo trì
Thành thạo các quy trình thao tác an toàn lao động cho người và cho máy móc thiết bị.
5 5
2. Đo lường
1. Sử dụng thành thạo VOM;
2. Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường; và
3. Hiểu biết sâu về các đại lượng đo lường.
10 5
cứng máy vi tính
cứng máy vi tính ở mức độ nhận biết khối và các tham số kỹ thuật;
2. Có khả năng lên cấu hình, lựa chọn và lắp đặt an toàn một hệ thống PC hoàn chỉnh;
3. Cài đặt, cấu hình Motherboard và các thiết bị ghép nối ngoại vi (adapter cards); 4. Kiểm tra tổng quát các tham số phần cứng cơ bản;
5. Cài đặt và cấu hình ổ cứng và CD/ DVD-ROMs;
6. Sử dụng power-on self-test (POST) và kiểm tra nâng cao vận hành phần cứng máy vi tính
7. Cấu hình và khắc phục các sự cố IRQs, I/ O và địa chỉ bộ nhớ trên adapter cards; 8. Mở rộng và quản lý bộ nhớ máy vi tính. 4. Cài đặt và nâng cấp hệ thống máy vi tính 1. Xác định và hiểu biết rõ về các thành phần của hệ điều hành
2. Phân biệt tính năng hoạt động của các hệ điều hành thông dụng. 3. Tính năng và hoạt động của các files hệ thống trên các hệ điều hành 4. Tiến hành cài đặt và nâng cấp hệ điều hành PC trong các tình huống cụ thể.
100 75
5. Chẩn đoán và khắc phục sự cố hệ thống
1. Phân tích quá trình khởi động
2. Khắc phục các sự cố chính trên các hệ điều hành tương thích
Windows 9X & NT.
115 90
6. Mạng máy vi tính
Phân tích hoạt động và sự cố của PC trong môi trường kết nối mạng.
90 60
Tổng 400
Bài 1
Tên bài An toàn và nghiệp vụ bảo trì
Số tiết 5
Yêu cầu về kỹ năng
Thành thạo các quy trình thao tác an toàn lao động cho người và cho máy móc thiết bị.