Phần mềm dựng, tích hợp dữ liệu đa phương tiện Phần

Một phần của tài liệu QĐ 21-2007-BGD (Trang 99 - 101)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG I. VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDTX ƯDCNTT

1. Cấu trúc chương trình gồm hai phần :

- Phần kiến thức cơ sở có 450 tiết, gồm 5 môn học: Môi trường hệ thống tin học (120 tiết); Mạng máy vi tính và truyền thông (150 tiết); Hệ thống máy vi tính và an toàn dữ liệu (45 tiết); Kỹ thuật máy vi tính (90 tiết); Phần mềm ứng dụng chuyên ngành và phần mềm công cụ (45 tiết) ;

- Phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, mỗi hướng tự chọn có 400 tiết, gồm : 1. Chương trình Kỹ thuật sửa chữa máy vi tính; 2. Chương trình Kỹ thuật quản trị và bảo trì mạng máy vi tính; 3. Chương trình Kỹ thuật lập trình; 4. Chương trình Kỹ thuật ứng dụng các phần mềm chuyên ngành.

Chương trình GDTX ƯDCNTT được tổ chức theo các môn học. Mỗi môn học được giới thiệu trọn vẹn, độc lập với môn khác. Tuy nhiên, một số môn học cần kiến thức của môn trước; các chương trình phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cần phát triển những kiến thức, kỹ năng của phần kiến thức cơ sở ; mỗi môn học được chia thành các bài học, xác định rõ nội dung, số tiết, tỷ lệ giờ lý thuyết / thực hành và yêu cầu về phương pháp đào tạo cũng như các điều kiện đảm bảo cho việc giảng dạy có hiệu quả.

Chương trình cho phép sử dụng nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo theo các cách thức khác nhau; việc đánh giá chất lượng không dựa trên giáo trình, mà dựa vào nội dung của chương trình;

2. Các chủ đề cần chú trọng trong việc thực hiện giảng dạy Chương trình GDTX ƯDCNTT: trình GDTX ƯDCNTT:

a) Về kiến thức :

− Nhập môn tin học và các hệ điều hành;

− Xử lý văn bản;

− Bảng tính điện tử ;

− Trình diễn;

− Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, cài đặt phần mềm, chống virut;

− Mạng máy vi tính và truyền thông;

− Ngôn ngữ lập trình bậc thấp;

− Kỹ thuật lập trình;

− Phần mềm công cụ, chuyên dụng;

− Thiết kế trang WEB, ứng dụng viễn thông;

b) Về kỹ năng cơ bản và việc gắn với thực tiễn

− Phát triển hiểu biết và tri thức người học thông qua thực hành;

− Phát triển kỹ năng và tri thức người học trong hoàn cảnh thực tế;

− Phát triển năng lực người học khi được dạy, khi tự học và năng lực hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng;

Khuyến khích người học tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng cập nhật kiến thức;

3. Bảo đảm đích của học viên cần khớp với đích đặt ra của giáo viên, của người quản lý công tác đào tạo và đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của của người quản lý công tác đào tạo và đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của các đơn vị sử dụng lao động.

4. Các điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; tuân theo các quy định của pháp luật. Về các vấn đề này do các cấp có thẩm quyền quy định cụ thể.

a) Chương trình GDTX ƯDCNTT là chương trình mở, cập nhật theo sự phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cơ sở giáo dục và người học, tùy thuộc từng nội dung, yêu cầu môn học hay một hướng kỹ thuật chuyên ngành nào đó sao cho phù hợp với thực tiễn, có thể điều chỉnh nội dung chương trình với số tiết học tăng hoặc giảm 20% so với tổng số tiết đã quy định.

b) Khuyến nghị tiếp tục sử dụng các chứng chỉ tin học ứng dụng trình độ A, B, C (mức phổ cập) đồng thời áp dụng mới Chương trình GDTX ƯDCNTT : phần kiến thức 5 môn học cơ sở và phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

Các môn học thuộc chương trình này chứa một số nội dung kiến thức của các môn học thuộc chương trình tin học ứng dụng trình độ A, B đang được sử dụng. Do vậy, học viên đã đạt chứng chỉ tin học A, B có thể bổ túc kiến thức để đạt trình độ một số môn học thuộc chứng chỉ Ứng dụng CNTT-TT, phần cơ sở. Ngược lại, học viên học xong một số nội dung kiến thức của các môn học thuộc chương trình này có thể đủ kiến thức để thi lấy chứng chỉ tin học ứng dụng trình độ A, B, C tương ứng.

c) Sau hoàn thành chương trình Ứng dụng CNTT-TT, học viên có thể:

− Thực hành về kỹ năng để đạt được yêu cầu của môn tin học thực hành trong chương trình đào tạo tin học ở các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp;

− Hoàn thiện thêm để đạt chứng chỉ của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục trong nước.

Một phần của tài liệu QĐ 21-2007-BGD (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w