Cài đặt Linu

Một phần của tài liệu QĐ 21-2007-BGD (Trang 81 - 82)

1. Nắm được các phương pháp cài đặt Linux khác nhau (và tiến trình thực hiện tương ứng) tuỳ thuộc vào môi trường hệ thống cụ thể:

− Cài đặt từ đĩa khởi động

− Cài đặt từ CD-ROM

− Cài đặt từ các máy chủ trên mạng (HTTP, FTP, NFS, SMB). Các giao diện khác nhau của trình cài đặt (Đồ hoạ (GUI); Text; Mạng)

− Lựa chọn các tham số trong quá trình cài đặt Linux: Ngôn ngữ, Vùng, thời gian, Kiểu bố trí bàn phím, Cấu hình chuột.

2. Hiểu biết về các kiểu cài đặt và cách chọn kiểu phù hợp theo mục đích sử dụng của máy vi tính được cài Linux:

− Máy trạm (workstations)

− Máy chủ (servers)

− Tuỳ biến (custom built machines).

3. Biết cách sử dụng FDISK (hay các tiện ích phân vùng đĩa khác) để phân vùng đĩa phù hợp với sự lựa chọn khi cài đặt Linux. Nắm vững sự khác biệt của các hệ thống tệp (ext2, ext3, REISER) và biết cách cấu hình các hệ thống tệp.

4. Thực hành cài đặt Linux với:

− Các phương pháp cài khác nhau

− Các giao diện của trình cài đặt khác nhau

− Các kiểu cài đặt khác nhau.

5. Nắm vững khái niệm và thực hành làm việc trên giao diện đồ họa của Linux:

− Thực hành cài đặt và cấu hình máy chủ Xfree86.

− Thực hành với các môi trường desktop GNOME, KDE và các trình quản trị cửa sổ.

6. Hiểu ý nghĩa, công dụng và thực hành với các thiết đặt khác nhau (chipset, bộ nhớ, độ phân giải) cho bìa điều khiển video. Biết cách lựa chọn màn hình và thực hành với các thiết đặt màn hình khác nhau.

7. Nắm vững cách thiết lập mạng và sử dụng các giao thức (qua modem, mạng Ethernet). Thực hành việc cấu hình mạng và giao thức, tạo tài khoản người dùng và mật khẩu trong quá trình cài đặt.

8. Thực hành cài đặt và gỡ bỏ các ứng dụng sau khi cài đặt hệ điều hành. Kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt, đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt.

9. Hiểu nội dung các tệp tin sổ ghi (log file) tạo ra trong quá trình cài đặt. Biết cách đọc các file log để kiểm tra sự thành công của quá trình cài đặt.

Một phần của tài liệu QĐ 21-2007-BGD (Trang 81 - 82)