1. Sao lưu (backup) và phục hồi (restore) dữ liệu:
− Hiểu mục đích của việc sao lưu/ phục hồi dữ liệu. Biết các tiện ích của Microsoft hỗ trợ cho việc sao lưu/ phục hồi dữ liệu: Sao lưu các tệp tin và thư mục, sao lưu System State Data, lập lịch sao lưu, phục hồi các thư mục và tệp tin đã sao lưu
− Biết được được quyền của từng nhóm người dùng trong việc sao lưu/ phục hồi dữ liệu. Phân biệt được các kiểu sao lưu cơ bản
− Thực hành thao tác sao lưu tệp tin và thư mục
− Thực hành thao tác sao lưu System State Data
− Thực hành thao tác phục hồi dữ liệu. 2. Khôi phục hệ thống khi gặp sự cố:
− Nắm được các sự cố máy vi tính chính (làm máy không khởi động được): Hỏng khối khởi động (corrupted boot block), mất các tệp hệ thống, hỏng thiết bị hệ thống (system device failure), hỏng hóc về phần cứng do va đập, bị cháy và các kỹ thuật thường áp dụng để nâng cao độ an toàn và khôi phục hệ thống sau khi gặp sự cố; UPS, RAID, sử dụng đĩa sửa chữa cấp cứu (emergency repair disk), khởi động máy vi tính ở các chế độ/ lựa chọn khác nhau (recovery console, repair disk, safe mode, last good configuration, debug mode, enable VGA mode, sử dụng ổ CD)
− Thực hành tạo đĩa sửa chữa cấp cứu (emergency repair disk)
− Thực hành khởi động hệ thống bình thường với các tuỳ chọn khác nhau: Bình thường (Safe Mode), bình thường theo lệnh DOS (Safe Mode with Command Prompt), bình thường trong mạng (Safe Mode with Networking), có phát hiện lỗi (Debugging Mode)
− Thực hành các thao tác phục hồi hệ thống bằng cách sử dụng đĩa sửa chữa cấp cứu
− Tăng cường bảo mật của Windows, phòng chống virus máy vi tính
− Làm quen với một bản mẫu về chính sách bảo mật mạng máy vi tính cơ quan và hiểu những vấn đề cần tuân thủ
− Thực hành các thao tác lấy các phần mềm vá lỗi, Service Packs cho Windows của Microsoft và cài đặt trên máy
− Nắm được các cơ chế hoạt động cơ bản của virus máy vi tính, địa chỉ và tính năng các phần mềm quét, chặn và diệt virus thông dụng
− Thực hành việc sử dụng các công cụ riêng biệt để chống lại các virus tấn công theo các điểm yếu của hệ điều hành.
Bài 5
Tên bài Triển khai và quản trị mạng trong môi trường Linux
Số tiết 60
Yêu cầu kỹ năng
Kiến thức: Học viên hoàn thành bài kiểm tra lý thuyết về những vấn đề sau:
1. Khái niệm chung về Linux (GNU, GPL, lõi và hệ điều hành Linux, các mô hình giấy phép khác nhau của Linux, các bản phát hành Linux chủ yếu,...);
2. Hoạch định triển khai hệ thống Linux;
3. Qui trình, các phương pháp cài đặt và cấu hình Linux; 4. Các dịch vụ chính của Linux;
5. Giao diện đồ họa của Linux, các trình quản trị cửa sổ; 6. Quản trị hệ thống Linux;
7. Phương pháp và công cụ phát hiện, xử lý sự cố Linux. Kỹ năng thực hành: Học viên cần trình diễn khả năng tự thực hành:
1. Cài đặt Linux với các phương pháp, các kiểu cài đặt và các giao diện của trình cài đặt khác nhau;
2. Cài đặt và thực hành làm việc với giao diện đồ họa của Linux;
3. Cấu hình các dịch vụ cơ bản;
4. Cài đặt và cấu hình cho một phần mềm quản trị hệ thống Linux;
5. Cấu hình mạng và các giao thức, tạo tài khoản người dùng và mật khẩu, quản lý người sử dụng
6. Quản lý hệ thống (dịch vụ, gói phần mềm, tiến trình, tệp hệ thống, đĩa,...);
7. Cấu hình máy chủ (cấu hình phần cứng và cấu hình mạng), quản lý các ứng dụng và dịch vụ trên máy chủ; 8. Bảo trì hệ thống bao gồm sao lưu và phục hồi dữ liệu; 9. Phân tích nguyên nhân, xác định biện pháp giải quyết cho các tình huống lỗi thường gặp trong hệ thống Linux.